Khô khớp gối: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Khô khớp gối: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Hiện tượng khớp gối đau, cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi. Tình trạng này gọi chung là bệnh khô khớp gối. Nếu không được điều trị, khớp gối bị khô có nguy cơ bị biến dạng nghiêm trọng, dễ tàn tật.

Có nhiều tác nhân gây ra khô khớp, chẳng hạn như gặp chấn thương, mắc bệnh lý hay tăng trọng lượng, ít hoạt động thể chất. Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp các nguyên nhân, triệu chứng của khô khớp gối cùng những biện pháp có thể thực hiện nhằm kiểm soát diễn tiến và ngăn ngừa bệnh.

Vì sao bạn bị khô khớp gối?

Các đối tượng mắc chứng khô khớp thường là:

  • Người trên 60 tuổi dễ mắc bệnh lý cơ xương khớp
  • Người trẻ tuổi không bổ sung đầy đủ dưỡng chất
  • Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
  • Người béo phì, ít vận động
  • Người thường xuyên phải lao động nặng, tì đè tạo áp lực lên khớp gối
  • Người mắc chấn thương ở gối do lao động, tai nạn hoặc khi chơi thể thao

Có 3 nguyên nhân khô khớp gối chính là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Trong đó tổn thương sụn khớp là lý do phổ biến gồm những trường hợp như sau:

Nguyên nhân khô khớp gối thứ nhất: Chấn thương sụn chêm

Sụn chêm nằm ở giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày, làm tấm đệm lót giữa 2 loại xương này, có vai trò giảm xóc, bảo vệ các đầu xương khỏi cọ xát và mài mòn. Mỗi khớp gối thường có hai sụn chêm (trong và ngoài). Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và không tái tạo sau tuổi trưởng thành, do đó sẽ không có tế bào mới thay thế những tế bào bị tổn thương.

Ngoài vấn đề thoái hóa theo tuổi tác, sụn chêm còn có thể bị tổn thương nếu đột ngột cử động không đúng cách khiến khớp đầu gối bị trật hoặc có lực tác động trực tiếp vào đầu gối. Đây là những trường hợp thường thấy trong chấn thương do thể thao hay các loại hoạt động thể chất khác.

Trong nhiều trường hợp, người chấn thương sụn chêm vẫn có thể đi bộ nhưng sẽ gặp các triệu chứng như đầu gối sưng đau, cảm giác như bị “khóa” lại, khó di chuyển như bình thường, lâu dần dẫn đến cứng khô khớp gối.

Nguyên nhân khô khớp gối thứ hai: Khớp gối bị khô do viêm khớp

Có 3 loại viêm khớp phổ biến gây đau đầu gối và cứng khớp, dễ dẫn đến khô khớp gối.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp (viêm khớp do thoái hóa hay thoái hóa sụn khớp) xảy ra do sự hao mòn của lớp sụn giữa xương. Khi đó, hai đầu xương dễ cọ xát vào nhau gây đau đớn cho người bệnh.

Vị trí viêm xương khớp phổ biến là khớp gối, nơi tiếp giáp của 3 xương: xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Khớp gối có vai trò hết sức quan trọng trong vận động cũng như nâng đỡ cơ thể. Trong quá trình sinh hoạt, tập luyện và vận động, khớp này rất dễ bị tổn thương hay thoái hóa, hao mòn do thường xuyên chịu sức nặng lớn của cơ thể. Thoái hóa khớp gối còn gây ra các phản ứng khác như sưng, viêm, khô khớp gối…. gây cảm giác đau rát cho người bệnh.

Những người từ độ tuổi 55 dễ gặp tình trạng viêm xương khớp gối hơn. Tuy nhiên, người trẻ tuổi lao động nặng nhọc hoặc tập luyện thể thao cường độ cao cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này. Vì bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến xương gây khó khăn trong đi lại, vận động nên cần chủ động bảo vệ, phòng ngừa, làm chậm quá trình tiến triển bệnh.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là kết quả của một tình trạng tự miễn khiến cơ thể tự tấn công các mô khỏe. Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến cả hai đầu gối của người bệnh.

Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể bị viêm màng hoạt dịch – một màng mỏng bao phủ lớp lót bên trong của khớp gối. Khi màng hoạt dịch bị viêm, khớp gối cũng dễ bị khô cứng, gây đau.

Viêm khớp sau chấn thương

Các dạng chấn thương như rách sụn chêm và đứt dây chằng có thể khiến khớp gối dễ tổn thương hơn, dẫn đến viêm khớp sau chấn thương (PTA). Tình trạng này có xu hướng xảy ra sau nhiều năm tính từ thời điểm đầu gối bị thương.

Những người mắc viêm khớp sau chấn thương có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Sưng khớp gối
  • Đau đầu gối
  • Đầu gối kém linh hoạt, cảm giác yếu sức

Nguyên nhân khô khớp gối thứ ba: Chấn thương dây chằng

Dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen dài và dai. Các dây chằng có nhiệm vụ nối các xương trong và quanh khớp như xương đùi và xương chày, xương mác.

Chấn thương dây chằng có thể xảy ra do chấn thương khi hoạt động mạnh (như chơi thể thao) hoặc duỗi gối quá mức. Khi một trong các dây chằng đầu gối bị bong, đứt hoặc rách, người bệnh còn có nguy cơ bị xuất huyết nội.

Những triệu chứng khác của chấn thương dây chằng là:

  • Khớp gối đau, sưng
  • Đầu gối kém ổn định

Nguyên nhân khô khớp gối thứ tư: Xơ khớp

Xơ khớp hay hội chứng cứng khớp gối xảy ra khi xung quanh khớp gối hình thành một lượng mô sẹo xơ cứng, dày đặc quá mức.

Đây là tình trạng xuất hiện ở người mắc bệnh viêm khớp đã trải qua phẫu thuật đầu gối, chẳng hạn như thay khớp gối hoặc phẫu thuật chấn thương dây chằng chéo trước.

Một số triệu chứng của xơ khớp là:

  • Đau đầu gối không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng
  • Đầu gối sưng và có cảm giác nóng ấm quanh đầu gối
  • Đầu gối bị cong khi đi bộ

Khớp gối bị khô: Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên thu xếp đến phòng khám càng sớm càng tốt nếu có chấn thương ở đầu gối, đầu gối không giảm đau sau nghỉ ngơi và kèm theo các triệu chứng khác như đau, sưng, có âm thanh khi vận động. Điều trị kịp thời sẽ giúp đầu gối giảm nguy cơ tổn thương thêm.

Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân khô khớp gối và lập phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn sớm quay trở về nhịp sinh hoạt thường ngày. Một số phương pháp chẩn đoán là kiểm tra thể chất, xét nghiệm hình ảnh học như chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ vật lý trị liệu và bác sĩ cơ xương khớp sẽ phối hợp điều trị cho người bệnh. Nếu có chỉ định phẫu thuật, người bệnh sẽ được chuyển đến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

Điều trị khô khớp gối hiệu quả

Phương pháp điều trị khớp gối bị khô sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân. Nếu do chấn thương nhẹ và mới xảy ra, các phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm đau và cứng khớp cho đến khi vết thương lành, hạn chế tình trạng khô khớp về sau:

  • Nghỉ ngơi
  • Chườm lạnh nhằm giảm sưng, nếu ít hoặc không sưng thì nên chườm nóng
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho khớp gối như dùng glucosamine sulfate tinh thể. Tác dụng của glucosamine đã được nhiều nghiên cứu chứng minh giúp giảm các triệu chứng đau nhức (đặc biệt là tại khớp gối). Ngoài ra, có thể sử dụng glucosamine để giảm đau và phục hồi chức năng ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp.
  • Dùng NSAIDs (không kê đơn) nếu triệu chứng còn đau
  • Đeo nẹp để ổn định đầu gối, giúp ngăn ngừa chấn thương thêm

Đối với các chấn thương nghiêm trọng hơn và kéo dài cũng như đã xuất hiện tình trạng khô khớp, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Đông trùng hạ thảo Xương Khớp Mailands – Dòng sản phẩm chuyên hỗ trợ xương khớp

Viên nén Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps Xương Khớp Mailands là dòng sản phẩm đầu tiên về Đông Trùng Hạ Thảo hỗ trợ điều trị khớp đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thành phần gồm Glucosamin Sulfate.2NaCl, Đông trùng hạ thảo, MSM, Nhũ Hương, Sụn vi cá mập, Thủy Phân, Cao Ngũ Gia Bì, Bromelain, Acid Hyaluronic, Cao Dây Đau Xương, Curcumin extract 95%, Cao Sinh Khương có tác dụng:

  • Nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, kháng viêm.
  • Giúp nuôi dưỡng, tái tại sụn khớp, tăng tiết ổ dịch khớp, lưu thông khí huyết.
  • Giúp chống viêm, tiêu tan độc tố, loại bỏ gốc tự do, chất độc và huyết ứ.
  • Giúp giảm đau, phòng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, giảm sưng đau tại chỗ.

Sản phẩm được cấp phép của Bộ Y Tế có đầy đủ giấy cấp phép. Sản xuất trên giây truyền kiểm định nghiêm ngặt, đúng chỉ tiêu chất lượng tại nhà máy đạt chuẩn GMP. Được cấp giấy phép quảng cáo đảm bảo bảo của Cục VSATTP. Sản phẩm duy nhất về Đông Trùng Hạ Thảo đạt chứng chỉ FDA của Mỹ và xuất khẩu ra quốc tế.ư


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: Khô khớp gối: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng