Cây Đinh lăng là một loại cây có lợi cho sức khỏe và thường được sử dụng để đun nước uống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng nước từ loại cây này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại các thông tin bạn cần lưu ý trước khi sử dụng cây đinh lăng.
Tổng quan về cây đinh lăng
Đặc điểm cây đinh lăng
Cây đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá. Đây là một loại cây thân gỗ, lá nhỏ thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có tên khoa học là Polyscias irmicosa (L.) Hám (Panax fruticosum L). Đinh lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ, sống lâu năm, ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn tốt nhưng không chịu được úng ngập.
Các bộ phận thường dùng
Hầu hết các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng được, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là lá cây và rễ cây đinh lăng do hàm lượng cao saponin có trong 2 bộ phận này
Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Nghiên cứu của y học cổ truyền với cây đinh lăng
Rễ của cây Đinh lăng được sử dụng làm thuốc bổ, giúp trị suy nhược cơ thể, tăng cường sức kháng, và cải thiện tiêu hóa. Đặc biệt, nó thường được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ ít sữa. Ngoài ra, rễ cũng được dùng để chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, cũng như đối phó với tình trạng độc tố trong cơ thể.
Lá của cây Đinh lăng cũng có nhiều tác dụng khác nhau. Chúng có thể được sử dụng để điều trị cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa và làm lành vết thương (bằng cách giã đắp). Ngoài ra, thân và cành của cây Đinh lăng cũng có thể được sử dụng để chữa thấp khớp và đau lưng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại
Theo một số nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam đối với cao Đinh lăng có những tác dụng tốt tới não bộ:
Cải thiện biên độ điện thế não, tăng tỷ lệ sóng não alpha và beta, và giảm tỷ lệ sóng delta; tăng sự nhạy bén của các tế bào thần kinh vỏ não đối với kích thích ánh sáng.
Kích thích nhẹ quá trình hưng phấn trong quá trình thực hiện phản xạ trong mê lộ. “Mê lộ” là tên gọi khác của ấng hình bán nguyệt và sỏi thính giác nằm sâu bên trong tai, vì thế người ta gọi phản xạ xảy ra khi đầu chuyển động từ trên xuống dưới, từ trái qua phải là phản xạ mê lộ. Cơ thể người sẽ làm việc để vẫn có thể xử lý một cách linh hoạt dù có cử động sang trái, sang phải, ra trước, ra sau nên bằng cách rèn luyện mê lộ, chúng ra có thể đi lại được một cách chắc chắn và ít bị ngã.
Tăng cường hoạt động phản xạ có điều kiện, bao gồm cả phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
Tổng quan, dưới tác động của cao Đinh lăng, vỏ não trở nên nhạy bén và đồng bộ hơn, cải thiện chức năng của hệ thần kinh liên quan đến tiếp nhận và tích hợp thông tin.
Khi quân đội tham gia luyện tập hành quân và sử dụng viên bột rễ đinh lăng, khả năng chịu đựng và sức bền của họ đều tăng lên đáng kể.
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã chứng minh rằng bột rễ và dịch chất từ rễ Đinh Lăng có khả năng tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nhiệt đới ẩm, và có hiệu quả tốt hơn so với Vitamin C và chè giải nhiệt. Điều này là một tác dụng quan trọng giúp tăng sức mạnh của cây thuốc này.
Dịch chiết từ rễ và bột rễ của Đinh Lăng có khả năng kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các bệnh tật.
Nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.
Tuy được mệnh danh là “Nhân sâm của người nghèo” nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây nguy cơ cao bị ngộ độc. Vậy tác hại của cây đinh lăng là gì?
4 Tác hại của cây đinh lăng nếu dùng sai cách
Gây say thuốc, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy nếu dùng liều cao hoặc dùng quá nhiều rượu ngâm đinh lăng. Nguyên nhân là do trong rễ cây đinh lăng có chứa chất ancaloit và saponin, có khả năng tán huyết và đánh vỡ các hồng cầu trong cơ thể.
Gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở những người mắc hội chứng ruột kích thích nếu uống quá nhiều nước lá đinh lăng. Lý do là do trong lá cây đinh lăng cũng có chứa nhiều chất saponin.
Gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột ở liều độc. Trên chuột, liều chết LD50 của đinh lăng là 32.9g/kg (nhân sâm 16.5g/kg, ngũ gia bì 14.5g/ kg).
Có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn khi dùng kết hợp với các thuốc điều trị bệnh gan hoặc các bệnh lý khác. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đinh lăng với mục đích trị bệnh.
Hướng dẫn sử dụng các bộ phận của cây đinh lăng đúng cách
Cách sử dụng lá cây đinh lăng
Đun nước uống: Chuẩn bị khoảng 200gr lá đinh lăng sau đó rửa sạch và cho và ấm nước sôi. Đậy nắp và đun khoảng 10-15 phút, rồi gắp hết lá đinh lăng ra là có thể thưởng thức.
Xông hơi bằng lá đinh lăng với chanh và xả: Rửa sạch và cắt phần gốc 4 - 5 tép xả sau đó đập dập. Dùng 1 quả chanh thái lát mỏng vừa và rửa sạch lá đinh lăng để ráo nước. Tiếp đó xếp lá đinh lăng vào nồi, để xả và chanh lần lượt rải đều lên mặt lá đinh lăng. Sau đó đổ nước xâm xấp mặt lá rồi đun sôi trong khoảng thời gian từ 4 - 5 phút rồi tắt bếp. Là có thể sử dụng.
Cách sử dụng rễ cây đinh lăng
Sắc nước uống: Sử dụng 16g rễ cũ đã sao tẩm hoặc 35g củ tươi tinh khiết và đun sôi trong 150ml nước, dùng như nước uống hàng ngày. Theo đại danh y Lê Hữu Trác, nước sắc từ rễ và lá Đinh Lăng nhỏ có tác dụng giúp ngăn chặn co thắt tử cung và tăng sản xuất sữa ở phụ nữ sau khi sinh, cùng với khả năng bồi bổ cơ thể và giảm mệt mỏi.
Xay thành dạng bột: Rễ Đinh Lăng sau khi sao tẩm và xay nhuyễn có thể hòa quyện với nước sôi và uống hàng ngày, với liều lượng từ 0,5-1g. Cách này tiện lợi cho những người có cuộc sống bận rộn, tiết kiệm thời gian chế biến, và dễ dàng mang theo để sử dụng bất kỳ khi nào cần.
Rễ đinh lăng ngâm rượu: Rửa sạch củ đinh lăng sao cho sạch đất cát, loại bỏ sạch phần vỏ tiếp giáp với củ để không bị tanh. Bạn có thể thái lát hoặc để nguyên củ để ngâm rượu, sau đó rót rượu gạo từ 40-45º vào bình sao cho ngập hết đinh lăng với tỉ lệ 4 lít rượu cho 1kg củ đinh lăng tươi. Cho rượu gạo từ 40-45º vào bình sao cho ngập hết đinh lăng với tỉ lệ 4 lit rượu cho 1kg củ đinh lăng tươi.
Những lưu ý khi uống đinh lăng
Bên cạnh những tác dụng có lợi cho sức khỏe của đinh lăng, thì cũng các những tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng đến một số người. Vì vậy những người sau cần lưu ý sử dụng ít hoặc tránh dùng lá đinh lăng.
Những người không nên uống lá đinh lăng
Đối với phụ nữ mang thai, nên tránh sử dụng lá Đinh lăng vì chứa hoạt chất saponin có khả năng tán huyết và gây vỡ hồng cầu. Đinh lăng cũng có tác dụng làm lợi tiểu và tăng nhẹ co bóp tử cung, điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Trẻ em nên tránh uống nước chứa Đinh lăng và chỉ nên sử dụng nó bên ngoài da thông qua cách tắm vì hệ cơ quan của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện và có nguy cơ bị ngộ độc.
Người đang mắc bệnh gan hoặc trong quá trình điều trị các bệnh lý khác nên hạn chế sử dụng Đinh lăng, vì nó có chứa saponin có thể gây xung đột với các loại thuốc điều trị và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan yếu trong cơ thể.
Liều dùng hằng ngày
Lá tươi có thể sử dụng hàng ngày với liều lượng từ 50 - 100g. Rễ Đinh lăng sấy khô nên dùng từ 1-1,6g/ngày, và bột Đinh lăng thường được dùng ở liều khoảng 2g/ngày. Thân hoặc cành của cây Đinh lăng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc với liều lượng là 30-50g.
Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không
Uống đing lăng hàng ngày là tốt nhưng phải uống đúng liều và tuân theo chỉ thị của bác sĩ. Mặc dù Đinh lăng là một loại dược liệu ít độc, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá mức hoặc lạm dụng, vẫn có thể gây ngộ độc. Dấu hiệu rõ ràng nhất có thể là xung huyết ở các cơ quan như gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, và sự biến loạn trong quá trình dinh dưỡng.
Trong rễ của cây Đinh lăng chứa nhiều saponin. Loại chất này có khả năng gây vỡ hồng cầu. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng cây Đinh lăng khi thực sự cần và tuân theo liều lượng và cách sử dụng đúng. Việc sử dụng Đinh lăng với liều cao có thể gây ra tình trạng say thuốc, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, và tiêu chảy.
Trên đây là một số thông tin về cây đinh lăng bạn cần biết trước khi sử dụng. Nhìn chung, lá đinh lăng là dược liệu tự nhiên nên khi đã biết lá đinh lăng có tác dụng gì và quyết định sử dụng thì cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, không được nôn nóng vì tác dụng mà nó mang lại không thể nhanh như việc dùng thuốc Tây y. Tất cả bài thuốc từ lá đinh lăng đều cần có thời gian thẩm thấu và phát huy công dụng thì mới có hiệu quả.
Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!
PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Website: https://phucnguyenduong.com.vn
Điện thoại: 0966 588 858
Bài viết cùng chủ đề: