Cholesterol cao gây bệnh gì? Cần làm gì để giảm cholesterol trong máu

Cholesterol cao gây bệnh gì? Cần làm gì để giảm cholesterol trong máu

Cholesterol cao rất nguy hiểm vì nó làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng. Sự tích tụ cholesterol trong máu có thể kết hợp với các chất khác và phát triển thành mảng bám trong mạch máu, và hạn chế lưu lượng máu bình thường đi tới các cơ quan. Điều đó tạo ra nền tảng cho các tình trạng bệnh mãn tính và có thể đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số  bệnh liên quan đến cholesterol cao và cách giảm cholesterol trong máu mà bạn nên biết!

Tổng quan về cholesterol trong máu

Cholesterol là một thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Song cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vậy cụ thể cholesterol là gì? Có phải cholesterol luôn gây hại?

Cholesterol là gì

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, có vai trò quan trọng trong hoạt động của tế bào sợi thần kinh và sản xuất hormone, giúp cho cơ thể hoạt động bình thường và khoẻ mạnh.

Cholesterol từ đâu đến

Cholesterol được hình thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm có chứa cholesterol đều là các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật.

Cholesterol xấu và tốt

Cholesterol trong máu có 2 loại chính:

1/ LDL-Cholesterol: đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol này tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) gây xơ vữa động mạch, chính vì vậy LDL – cholesterol được gọi là cholesterol “xấu”.

2/ HDL-Cholesterol: chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol trong máu. HDL – Cholesterol đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, vì vậy được gọi là cholesterol “tốt”.

Chỉ số cholesterol trong máu

Việc gia tăng nồng độ cholesterol trong máu hầu như không có triệu chứng rõ rệt, chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm mỡ máu trong cơ thể định kỳ. Xét nghiệm mỡ máu định kỳ giúp mỗi người biết được sức khỏe hiện tại của bản thân để kiểm soát và cải thiện sức khỏe. 

Một người được coi là có sức khỏe bình thường nếu các chỉ số cholesterol nằm trong giới hạn sau:

  • Cholesterol toàn phần: nồng độ <3.3 mmol/L
  • LDL-Cholesterol: nồng độ nằm trong khoảng 0 – 2.9 mmol/l
  • HDL-Cholesterol: nồng độ nằm trong khoảng 0.9 – 2.1 mmol/l

Nếu kết quả xét nghiệm có chỉ số cholesterol toàn phần >4.1mmol/L, chứng tỏ sức khỏe của bạn đang ở ngưỡng nguy hại. Vậy nguyên nhân dẫn đến chỉ số cholesterol cao là gì? 

Nguyên nhân dẫn đến cholesterol cao

Cholesterol trong máu đến từ nguồn cơ thể tự sản xuất và từ chế độ ăn uống, có nhiều nguyên nhân khiến nồng độ cholesterol tăng cao bao gồm:

Nguyên nhân di truyền

Yếu tố di truyền (gen) cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ có cholesterol cao. Gen được truyền từ cha mẹ sang con cái. Một số gen có vai trò điều hòa chuyển hóa cholesterol và chất béo. Nếu bố mẹ bạn có chỉ số cholesterol cao, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Trong một số ít trường hợp, cholesterol máu cao là do bệnh tăng cholesterol máu gia đình. Rối loạn di truyền này ngăn cơ thể bạn loại bỏ LDL-Cholesterol.

Nguyên nhân từ thói quen ăn uống và sinh hoạt

Các thói quen ăn uống sinh hoạt có thể làm chỉ số cholesterol trong máu của bạn tăng cao bao gồm: 

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo no như thịt đỏ, các loại sữa, kem, bơ, phomai, bánh ngọt, gan và các loại nội tạng động vật, các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán hoặc các loại thực phẩm chế biến từ bơ ca cao, chocolate...

- Lười vận động: Những người ngồi hoặc nằm quá nhiều có nguy cơ cao bị cholesterol trong máu cao. Duy trì lối sống tập thể dục thể thao đều đặn, vận động nhiều sẽ giúp giảm triglycerid.

- Hút thuốc: Khói thuốc lá sẽ làm giảm HDL-cholesterol tốt, từ đó dẫn đến mất cân bằng cholesterol với lượng cholesterol xấu chiếm ưu thế, nguy cơ biến chứng mạch máu vì vậy cũng cao hơn.

- Sử dụng rượu bia thường xuyên: Thói quen này không chỉ gây hại cho gan mà còn dẫn đến tình trạng tăng cholesterol trong máu và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.

- Bệnh tật: Người mắc phải một số bệnh như tiểu đường, suy giáp sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

- Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc điều trị trong thời gian dài có thể làm tăng chỉ số cholesterol trong máu.

Với những nguyên nhân này, các đối tượng có nguy cơ bị cholesterol cao bao gồm: những người thừa cân béo phì, người có tiền sử gia đình bị cholesterol máu cao, người có chế độ ăn uống hấp thu nhiều chất béo bão hòa hoặc những người mắc bệnh về thận, suy giáp, tiểu đường,… Các đối tượng này cần có biện pháp điều trị, kiểm soát cholesterol trong máu ở ngưỡng an toàn với sức khỏe.

Các dấu hiệu của cholesterol cao

Khi nồng độ cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Các dấu hiệu của cholesterol cao có thể bao gồm:

- Đau ngực: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Cholesterol tích tụ ở thành mạch và làm hẹp lòng mạch, máu không thể lưu thông đến tim một cách bình thường, gây ra đau thắt ngực, tức hoặc căng ngực.

- Đau bắp chân: Cholesterol cao gây tắc nghẽn các mạch máu ở chân, bạn có thể cảm thấy đau ở bắp chân khi đi bộ hay vận động. Đây là dấu hiệu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới.

- Khó tập trung, khó ghi nhớ: Cholesterol cao có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như hoang mang, lời nói nhảm nhí, khó tập trung hay nhớ.

- Khó thở: Cholesterol cao có thể gây suy tim hoặc tắc nghẽn phổi, khi bạn cảm thấy khó thở khi nằm ngủ hay hoạt động thì cần được điều trị kịp thời bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm.

- U vàng (Xanthomas): Đây là những khối hoặc tổn thương da mềm màu vàng, xuất hiện ở các vùng da có nhiều mô mỡ như mí mắt, khuỷu tay, đầu gối hay cổ. Đây là dấu hiệu của hội chứng xanthoma, một biến chứng của cholesterol cao.

Cholesterol cao gây bệnh gì?

Cholesterol cao hay mỡ máu tích tụ trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ mảng bám trong thành động mạch gây ra nhiều bệnh nguy hiểm:

- Xơ vữa động mạch: Cholesterol cao là nguyên nhân chính làm xơ vữa động mạch, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như các bệnh về tim mạch, đột quỵ.

- Bệnh động mạch cảnh: Các mảng xơ vữa tích tụ ở các động mạch cung cấp máu cho não. Khi cholesterol cao, LDL-cholesterol hay cholesterol xấu sẽ tăng lên và dễ dàng lắng đọng ở thành động mạch, làm hẹp hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó nói, liệt nửa người… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh động mạch cảnh có thể dẫn đến nhồi máu não hoặc tử vong.

- Bệnh mạch vành: Các mảng xơ vữa có thể làm hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực. Do đó, cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành.

- Nhồi máu cơ tim: Khi các mảng vữa xơ mạch máu do cholesterol trong máu tích tụ ở thành động mạch làm tắc nghẽn dòng máu đến tim, gây thiếu oxy cho cơ tim và tổn thương cơ tim. Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể là đau thắt ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi lạnh. 

- Bệnh động mạch ngoại biên: Đây là một biến chứng khi cholesterol cao gây tắc nghẽn các động mạch ở các chi như chân hoặc tay, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ và da ở các chi. Triệu chứng của bệnh có thể là đau ở các chi khi vận động hoặc nghỉ ngơi, da ở các chi bị tái xanh hoặc tím, loét da hoặc nhiễm trùng.

- Đột quỵ: Khi các mảng vữa xơ mạch máu do cholesterol tích tụ ở thành động mạch não hoặc các động mạch khác cung cấp máu cho não, làm giảm lưu lượng máu đến não và gây tổn thương não. Các triệu chứng của đột quỵ có thể là liệt nửa người, méo miệng, khó nói, khó hiểu, mất thăng bằng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cần làm gì để giảm cholesterol trong máu?

Khi nghi ngờ bị cholesterol cao, bạn nên làm một số xét nghiệm mỡ máu để xác định nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó có phương pháp điều trị hoặc kiểm soát nồng độ cholesterol này một cách an toàn. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn: 

- Điều trị bằng thuốc: Với trường hợp nặng, cần kiểm soát cholesterol trong máu sớm thì phương pháp điều trị thích hợp là dùng thuốc. Bạn cần chỉ định của bác sĩ để biết loại thuốc giúp giảm chỉ số cholesterol trong máu phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân.

Các trường hợp cholesterol cao ở mức độ nhẹ hoặc kể cả đã, đang điều trị bằng thuốc vẫn cần thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm kiểm soát lượng chất này trong máu cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

- Theo dõi sát chỉ số cholesterol hoặc mỡ máu định kỳ: Theo các chuyên gia y tế, cholesterol cao thường không có triệu chứng, đặc biệt là ở thời gian đầu, chỉ có thể phát hiện sớm mỡ máu bằng xét nghiệm. Cholesterol cao có thể gặp ở cả trẻ em, người gầy hoặc bề ngoài sức khỏe vẫn bình thường.

Từ 20 tuổi trở lên, bạn nên kiểm tra mức độ cholesterol của mình và cứ sau từ 4 đến 6 năm có thể xét nghiệm lại. Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim thì  nên xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn và cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Bạn nên chọn những hoạt động phù hợp với bản thân: chạy khoảng nửa giờ hoặc đi bộ nhanh, đạp xe 3 - 4 lần một tuần là đủ. 

Để nâng cao sức mạnh, bạn có thể tập môn thể thao như chống đẩy, kéo xà, nâng tạ - cũng có thể hữu ích giúp giảm cholesterol xấu.

- Bỏ thuốc lá: Bạn có thể cải thiện mức cholesterol, bảo vệ động mạch nếu bỏ thuốc lá, kể cả tránh hút thuốc lá thụ động.

- Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp: Khi cân nặng tăng quá mức, đặc biệt là mỡ "nội tạng" quanh bụng, có thể làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt.

Với những người thừa cân, béo phì, chỉ cần giảm 10% trọng lượng là bạn có thể thay đổi các chỉ số mỡ máu của mình. 

- Có chế độ ăn hợp lý: Hạn chế chất béo động vật, ưu tiên dùng chất béo thực vật với lượng thích hợp, dùng ít muối, nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Gợi ý thực đơn cho người bị cholesterol cao

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý thực đơn ăn uống cho người bị cholesterol cao dưới đây:

Thực đơn 1:

Bữa sáng: Vài lát bánh mì ăn kèm với mứt dâu. Sữa chua hoặc sữa ít béo (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân).

Bữa trưa: Ăn cơm với thịt nạc và rau luộc. Một ít dâu tây hoặc thanh long.

Bữa tối: Ăn cơm với rau xanh và ức gà nướng.

Thực đơn 2:

Bữa sáng: 1 cốc bột yến mạch kèm theo sữa tách kem, có thể thêm nửa ly nước ép cam tươi .

Bữa trưa: Bánh mì sandwich làm từ ngũ cốc nguyên hạt, ăn kèm với cá ngừ và mayonnaise.

Bữa tối: Ăn cơm với cá hấp và rau xanh.

Thực đơn 3:

Bữa sáng: 1 quả chuối và một hộp sữa chua ít béo.

Bữa trưa: Ăn phở gà hoặc bún bò, không nêm quá mặn.

Bữa tối: Ăn cơm với canh rau củ, cá kho và cà chua.

Duy chế độ ăn uống lành mạnh để giảm mỡ máu hoặc cholesterol cao đòi hỏi sự kiên trì và thời gian dài. Bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường, đồ chiên rán để kiểm soát chỉ số cholesterol trong máu ở mức an toàn.

Bị cholesterol cao không nên ăn gì?

Người có chỉ số cholesterol cao cần kiêng những thực phẩm sau đây:

- Mỗi ngày không nên ăn quá 5g muối.

- Đồ uống có cồn, có ga.

- Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, kem… và kiêng hoàn toàn đồ ăn nhanh.

- Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: nội tạng động vật, thịt đỏ, trứng (không nên ăn quá 2 quả trứng mỗi ngày),…

- Hạn chế ăn thịt mỡ, thịt có gân, da động vật,…

- Thực phẩm có chứa chất béo no như mỡ, bơ, phô mai, nước luộc thịt…

- Hạn chế ăn sau 7 giờ tối.

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Chẩn đoán và điều trị sớm cholesterol cao là giải pháp tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của bạn, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, các thói quen trong ăn uống và sinh hoạt cũng cần được thay đổi để cải thiện sức khỏe của mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ!


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

Đang xem: Cholesterol cao gây bệnh gì? Cần làm gì để giảm cholesterol trong máu

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng