Cây bá bệnh là cây gì? Tác dụng và cách sử dụng cây bá bệnh

Cây bá bệnh là cây gì? Tác dụng và cách sử dụng cây bá bệnh

Bạn đang không biết cây bá bệnh là cây gì? Và nó có những công dụng gì? Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu về cây thảo dược này nhé.

Cây bá bệnh là cây gì ?

Cây bá bệnh (còn gọi là mật nhân) có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can thận. Đây là loại thảo dược quý được biết đến với nhiều công dụng như chữa lở ngứa, yếu sinh lý nam, đau bụng, ăn không tiêu…

Tên khác: Mật nhân, bách bệnh, mật nhơn, tho nan (Lào), long jack (Mỹ), tongkat ali (Malaysia)

Tên khoa học: Eurycoma longifolia

Chi họ: Chi Eurycoma, họ Simaroubaceae (Thanh thất)

cay-ba-benh

Đặc điểm của cây bá bệnh

Các bộ phận của cây bá bệnh

Tổng quan về cây bá bệnh

Cây bá bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây mật nhân hay cây bách bệnh. Đây là một loại cây bụi có thân mảnh có chiều cao khoảng 10m. Thân cây mọc thẳng đứng và thường không phân nhánh. Lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây màu trắng xám hoặc vàng ngà. Lá cây mọc kép chứa khoảng 30- 40 lá chét đối xứng nhau có mặt trên màu xanh bóng và trắng ở mặt dưới. Kích thước lá kép có thể dài đến 1 mét, trong khi đó các lá chét thường có chiều dài dao động từ 5 -20 cm và chiều ngang tối đa khoảng 6cm.

Khi trưởng thành, cây bá bệnh cho ra nhiều hoa và quả. Hoa thuộc dạng lưỡng tính, nở vào tháng 1 và 2 hàng năm, màu đỏ nâu, phát triển ở các nách lá thành từng cụm nhỏ hình chùy. Cánh hoa có kích thước khá nhỏ và mềm mại do có nhiều lông tơ mịn bao quanh.

Quả và rễ của cây bá bệnh

Quả bá bệnh thường ra vào giai đoạn tháng 4 – tháng 5. Nó có hình trứng, chứa một hạt, vỏ cứng có rãnh nhỏ ở giữa. Khi còn non, quả có màu nâu vàng và chuyển dần sang màu nâu đỏ khi chín. Quả chín rụng xuống đất khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi và phát triển thêm nhiều cây con mới.

Rễ hình trụ tròn được cắt thành những khúc ngắn khoảng 40cm, bán kính từ 1 – 4 cm, bề mặt hơi cong. Phía ngoài có màu vàng nâu, trơn láng hoặc xù xì nếu mọc nhiều rễ con. Cắt ngang rễ thấy có màu trắng ngà, không chứa vân, chất cứng, dùng tay rất khó bẻ gãy

re-cay-ba-benh

Phân bố

Bá bệnh là loài bản địa của Malaysia và Indonesia. Nó cũng có thể được tìm thấy ở một số quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Philippin, Nam Trung Quốc hay Thái Lan nhưng số lượng ít hơn.

Ở nước ta, bá bệnh ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du, Tây Nguyên hay những vùng đồi có chiều cao thấp.

Bộ phận dùng làm dược liệu của cây bá bệnh

Trừ hoa, tất cả các bộ phận của cây bá bệnh đều được sử dụng làm thuốc. Chúng bao gồm: Thân cây, lớp vỏ bên ngoài của thân cây, lá, rễ, quả. Trong số các bộ phận nói trên thì rễ mật nhân được sử dụng phổ biến nhất.

Thu hái và sơ chế

Dược liệu có thể được thu hái vào bất kì thời điểm nào trong năm. Lá cây và quả được đem về phơi khô ngay. Trong khi đó rễ, thân cây, vỏ thân sẽ được chặt thành những khúc ngắn rồi mới đem phơi hoặc sấy cho thật khô.

Bảo quản dược liệu

Dược liệu phôi sau khi phơi khô sẽ được cho vào các bịch ni lông và cột chặt miệng lại, bảo quản nơi thoáng mát. Tránh để nơi ẩm mốc khiến dược liệu bị mốc.

Thành phần hóa học của bá bệnh

Trong vỏ và rễ cây có chứa các thành phần chính là các quasinoid, tritecpenoid, alcaloid… Vỏ cây bá bệnh được mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, đã chiết được một số chất như: hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng). Eurycomalacton có tinh thể lăng trụ không mầu, độ chảy 268-2700, rất tan trong pyridin, tan trong axeton, clorofoc, ít tan trong benzen, metanol, etanol. Vị cây bá bênh rất đắng, có thể tan trong axit sunfuric đặc cho màu đỏ sẫm, tan dễ dàng trong dung dịch natri hydroxyt loãng.

Tính vị qui kinh

Vị đắng, tính mát quy vào kinh can, thận

Cây bá bệnh có tác dụng gì ?

  • Thanh giải lý nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, chuyên chủ trị các chứng: Chàm ở trẻ em, đi tiểu ra máu, đau mỏi lưng, chướng hơi, đầy bụng, ăn lâu tiêu. Ngoài ra, lá còn giúp chữa lở ngứa, quả chữa bệnh lỵ, lá giúp giải rượu và trị giun.
  • Tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon giới tính nam (testosteron) một cách tự nhiên.
  • Tăng cường ham muốn tình dục, làm tăng số lượng, kích thước và khả năng di chuyển của tinh trùng, tăng cường độ cương cứng của dương vật, thêm chất lượng cho quá trình quan hệ tình dục và rút ngắn thời gian phục hồi giữa hai lần giao hợp.
  • Tác dụng giúp ngăn ngừa các khối u và phòng chống lão hóa trên cơ thể.
  • Bá bệnh còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, hầu hết các bệnh nhân đau lưng, mỏi gối, tê nhức chân tay.
  • Tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, điều trị bệnh tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bệnh đường ruột.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gout
  • Có thể giúp làm tăng nội tiết tố, cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới.

Thử nghiệm thuốc được bào chế từ bá bệnh, xấu hổ và cây trâm bầu trên chuột cống trắng cho thấy nó có tác dụng lợi mật rõ rệt.

Đồng thời thuốc còn đẩy nhanh tốc độ tái tạo của các tế bào gan chuột bị tổn thương, làm giảm tác hại của carbon tetraclorid đối với gan của loại động vật này. Khi dùng trên bệnh nhân, thuốc làm giảm bilirubin trong máu.

Một số loại phương pháp chữa bệnh

Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng cây thảo dược này bạn có thể tham khảo thêm

Tê lạnh cơ thể

Thành phần:

  • Xấu hổ, đậu chiều, dây trâu cổ và dây đau xương: Mỗi vị 8g
  • Bách bệnh: 4g
  • Cây thần sa: 6g
  • Quả hồ tiêu chín ( phơi khô, bỏ vỏ ngoài, quế chi: 5g
  • Gừng tươi: 3g
  • Rễ đinh lăng:10g

Cách dùng thuốc:

  • Sắc uống, đều đặn dùng mỗi ngày 1 thang.

Chữa âm huyết suy kém

Thành phần:

  • Cây bá bệnh: 6g
  • Dây ký sinh: 2g
  • Đậu đen: 12g
  • Hà thủ ô đỏ: 10g
  • Các nguyên liệu khác gồm cây gùi, tang chi, rễ cỏ xước, cây huyết rồng, muống biển: Mỗi vị 8g

Cách dùng thuốc:

  • Sắc uống tương tự như bài trên

Chữa chướng hơi, đầy bụng, đau bụng, ăn lâu tiêu

Thành phần:

  • Cây mật nhân: 50g
  • Củ sả, củ gấu, tiêu lốt: Mỗi vị 50g
  • Vỏ quýt, thổ hoắc hương, thổ cam thảo, dây mơ, nhân trần, dây rơm, xuyên phác: Mỗi vị 100g

Chữa đầy hơi, chướng bụng là một trong những tác dụng của cây bá bệnh được nhiều người biết tới

Cách dùng thuốc:

  • Các vị trên đem tán thành bột, người lớn uống 12g/ngày, trẻ em dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chữa bệnh ghẻ, lở ngứa và chàm ở trẻ em

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá bá bệnh

Cách sử dụng:

  • Dùng lá bá bệnh nấu nước tắm rửa ở khu vực bị ảnh hưởng, kết hợp giã nát là cây để đắp lên khu vực cần điều trị cho đến khi da được chữa lành.

Chữa tắc kinh, đau bụng kinh

Thành phần:

  • 15g rễ bá bệnh

Cách sử dụng:

  • Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 lần. Liệu trình dùng thuốc trong 7 – 10 ngày liên tục.

Bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa

Thành phần:

  • Rễ cây bá bệnh: 20g
  • 10 quả chuối sứ khô
  • 1 lít rượu trắng

Cách sử dụng:

  • Đem chuối sứ nướng vàng và cho vào bình thủy tinh ngâm với rễ bá bệnh và rượu. Để bình rượu nơi mát mẻ trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi lần uống 30ml x 3 lần/ngày.

Bài thuốc cải thiện sinh lý nam từ cây bá bệnh

Thành phần:

  • Bá bệnh: 400mg
  • Nhân sâm: 50mg
  • Linh chi: 50g

Cách sử dụng:

  • Để chữa yếu sinh lý, bào chế thuốc thành viên nang và dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Sử dụng cây bá bệnh quá liều hoặc tùy tiện kết hợp với các vị thuốc đông y khác có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Hạ huyết áp
  • Hạ đường huyết

Những ai không nên dùng bá bệnh?

Không phải đối tượng nào cũng dùng được bá bệnh. Một số người sử dụng dược liệu này có thể gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn hoặc khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Cụ thể, cây bá bệnh không được khuyến khích sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người có thể trạng yếu, chẳng hạn như bệnh nhân bị ung thư
  • Người đang gặp vấn đề về gan, mật, dạ dày
  • Những trường hợp bị bệnh tim mạch
  • Trẻ em dưới 10 tuổi
  • Bệnh nhân đái tháo đường
  • Người đang gặp vấn đề ở tuyến tiền liệt như: Bị viêm, u hay phì đại tuyến này
  • Các hoạt chất trong cây bá bệnh có thể tương tác làm biến đổi tính chất hoạt động của thuốc bác sĩ kê. Vì vậy, không sử dụng bá bệnh khi đang điều trị bằng thuốc Tây.

Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá bệnh

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc và những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi sử dụng
  • Sử dụng nồi kim loại để sắc thuốc. Tránh dùng ấm kim loại có thể làm giảm dược tính của thuốc
  • Dùng theo liều lượng thầy thuốc chỉ định
  • Cứ sau mỗi 3 tháng sử dụng cây bá bệnh nên nghỉ 1 tháng rồi uống tiếp liệu trình mới. Không dùng kéo dài có thể gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết cây bá bệnh là cây gì cũng như những đặc điểm của nó, những lưu ý cho những người dùng cây thảo dược này. Nếu thấy hay bạn có thể chia sẻ bài viết này. Truy cập trang chủ Phúc Nguyên Đường để thể biết nhiều hơn các cây thuốc, dược liệu chưa bệnh hiểu quả nhất.


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: Cây bá bệnh là cây gì? Tác dụng và cách sử dụng cây bá bệnh

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng