Bạn đang không biết cây khúc khắc là gì? Tác dụng của cây khúc khắc trong việc điều trị và bồi bổ sức khỏe như thế nào? Hãy cùng Phúc Nguyên Đường giải đáp mọi thắc mắc trên.
Cây khúc khắc là cây gì?
Ngoài tên gọi là thổ phục linh thì cây khúc khắc có những tên khác như: kim cang, cây dây chắt, cậm cù, dây khum, Mọt hoi đòi, khau đâu, tơ pớt…
Tên khoa học, cây khúc khắc còn được gọi là heterosmilax erythrantha Baill thuộc họ smilacaeae.
Một số đặc điểm và tác dụng của cây khúc khắc
Dưới đây là một số đặc điểm của cây khúc khắc này như: Bộ phận, phân bố, thu hoạch và bảo quản,…
Cây có 3 tim, có 6 gân gốc, cuống dài mang tua cuốn. Chùm hoa có hình tán đơn mọc ở phần nách lá và có cuống dài.
Hoa cây có màu hồng, hoa đực có bao hoa và có 3 răng tù, 3 nhị hoa có chi ngắn. Hoa cái có bầu hình trứng với vòi ngắn mang 3 đầu nhuỵ rẽ ra.
Quả mọng hình cầu hoặc có bốn góc, khi chín màu đen, chứa 2-4 hạt màu đỏ nâu.
Phân bố ở đâu?
Cây thảo dược này được phân bố chủ yếu tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy chủ yếu trong các cánh rừng nơi vùng núi hoặc trung du, dọc khắp cả nước như: Lạng sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận…
Rễ cây khúc khắc
- Rễ cây khúc khắc được thường sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc Đông y.
- Rễ cây thuốc là rễ củ, hình trụ, hơi bẹt, từ khối chính có các nhánh phụ hoặc các chồi, các mấu có kích thước dài ngắn không đều nhau khoảng từ 5-22cm, đường kính từ 2-7cm.
- Củ cây khúc khắc có màu vàng nâu hoặc màu nâu đất, có nhiều hình dạng khác nhau không bằng phẳng có hình dáng tựa như củ gừng, củ nghệ. Từ thân củ mọc ra các rễ nhỏ rất bền và cứng.
Thu Hoạch
Cây được thu hái quanh năm, được thu hái vào mùa đông là tốt nhất.
Cách bảo quản và chế biến cây khúc khắc
Sau khi đã thu hoạch, bạn chỉ cần loại bỏ các rễ con, chỉ lấy củ chính. Sau đó mang đi rửa sạch, phơi khô hoặc bạn có thể thái lát rồi phơi khô hoặc sấy khô.
Củ khúc khắc được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng, mối mọt vì rất rễ bị hỏng.
Tác dụng của cây khúc khắc là gì ?
Cây khúc khắc hay là củ kim cang có vị ngọt, ngạt, tính bình và được quy vào 2 kinh can và vị. Củ khúc khắc được sử dụng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh khác nhau như:
- Chữa bệnh vẩy nến trên da.
- Thường dùng vào việc điều trị các bệnh về xương khớp, nhức mỏi, tê bì chân tay.
- Mạnh gân, cường cốt, rất hay được dùng trong các bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống.
- Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sẩy, mụn nhọt, mẩn ngứa và có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh về tim.
- Còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và chữa chứng đau bụng kinh. Điều trị các bệnh về u nang buồng trứng.
- Có tác dụng khá tốt trong việc điều trị các mặt bệnh ung thư như: u hạch, u bàng quang…
- Sử dụng trong những bài thuốc chữa đau thần kinh tọa.
- Chữa được các bệnh về phong thấp, lở loét ngoài da, giang mai, chân tay co quắp…
Cách ngâm rượu từ cây khúc khắc – Củ khúc khắc ngâm rượu có tác dụng gì
Sau đây là cách ngâm rượu cây thảo dược khúc khắc mang lại độ hiệu quả nhất và chuẩn nhất.
Chọn nguyên liệu làm củ khúc khắc ngâm rượu
Chọn những củ khúc khắc có đường kính từ 2,5 cm trở lên, đảm bảo củ không bị non, đầy đủ dược chất.
Củ khi khai thác từ rừng về để nơi khô ráo, tránh trường hợp bị ẩm mốc.
Chọn rượu
Nồng độ rượu từ 38-45 độ (rượu nếp càng tốt), tùy theo thói quen của từng người, vùng miền mà sử dụng nồng độ rượu khác nhau. Tuy nhiên không nên ngâm rượu quá 45 độ.
Chọn bình ngâm rượu
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bình để ngâm rượu nhưng tốt nhất vẫn là bình bằng sứ, thủy tinh vì hai loại này khi ngâm với rượu sẽ không gây ra bất kỳ phản ứng hóa học nào nên mùi vị của rượu sẽ được đảm bảo 100%. Nếu các bạn không có đủ điều kiện thì có thể ngâm bằng bình nhựa.
Cách ngâm rượu
Ngâm nguyên củ. Tiến hành rửa qua nước cho thật sạch, cần chú ý vì củ khúc khắc rất cứng. Bề mặt rất nhám có thể sử dụng bàn chải cứng để loại bõ đất, cát và các chất bẩn bám trên bề mặt củ. Sau đó để ráo nước. Phương pháp ngâm nguyên củ Khúc khắc thường được một số ít người sử dụng. Do củ rất cứng nên ngâm nguyên củ khó có thể ra hết các dược chất có trong củ. Thời gian ngâm sẽ lâu, rượu không có vị thơm ngon như ngâm khô. Tuy nhiên, củ khúc khắc ngâm rượu trông bình rượu sẽ đẹp hơn, có thế của củ sẽ được giữ nguyên. Bỏ phần củ Khúc khắc đã được sơ chế vào bình rượu, tùy theo thế của củ mà ta linh hoạt bố trí sao cho hợp lý nhất. Đổ rượu vào bình theo tỉ lệ 1kg củ/5 lít rượu, không nên đổ quá nhiều. Ngâm một thời gian ngắn rượu sẽ chuyển qua màu đậm đen. Thái lát để ngâm.
Ngâm thái lát. Toàn bộ quy trình chế biến đều giống với phương pháp làm củ khúc khắc ngâm rượu nguyên củ, duy nhất chỉ khác ở bước sau: Đối với các bạn không có máy cắt có thể dùng dao chặt xương hoặc rựa chặt củ ra làm nhiều phần, mỗi phần giày từ 0,5 đến 1cm. Ngoài ra có thể sử dụng máy cắt chuyên dụng cắt củ ra làm nhiều phần nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này giúp củ được cắt mỏng hơn, rượu khi ngâm sẽ nhanh ra và mùi vị thơm hơn. Cho toàn bộ củ đã được thái lát vào bình và đổ rượu theo tỉ lệ 1kg củ/5 lít rượu.
Lưu ý khi làm cây khúc khắc ngâm rượu
- Rượu ngâm khúc khắc đôi khi có vị chát nơi cổ họng.
- Thông thường đa số đều sử dụng được. Tuy nhiên, đối với một số người không thích vị chát này.
Có thể khắc phục bằng những cách sau:
- Ngâm từ 3-4 quả la hán vào cùng thời điểm ngâm khúc khắc
- Đổ 300ml mật ong rừng nguyên chất vào bình ngâm khúc khắc
- Cho 2,5-3 lạng chuối hột rừng vào cùng thời điểm ngâm khúc khắc.
Như vậy, với những cách đơn giản trên các bạn đã có một bình rượu ngâm củ khúc khắc chất lượng.
Cách sử dụng củ khúc khắc ngâm rượu
Để sử dụng rượu khúc khắc cho hiệu quả tốt, bạn nên uống 2 lần một ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ trong bữa ăn (20-30ml), uống trong 2 tháng. Khi sử dụng khoảng 2 tuần là đã nhận thấy công hiệu.
*Lưu ý: bạn không nên sử dụng quá liều chỉ định 60ml/ngày sẽ làm phản tác dụng.
Điều kiện bảo quản củ khúc khắc ngâm rượu
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nắp bình phải luôn đậy thật kín.
Tác dụng của cây khúc khắc ngâm rượu
Cây khúc khắc có tính bình, vị ngọt nhạt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi quan tiết, lợi thấp, giải độc. Theo y học cổ truyền, cây khúc khắc ngâm rượu hỗ trợ chữa 1 số bệnh và có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp sau:
- Thoái hóa xương khớp, đau thần kinh tọa, mắc các chứng bệnh về xương khớp
- Tác dụng mạnh gân cốt, giải độc cơ thể…
- Người bị bí mồ hôi, không đổ mồ hôi, khúc khắc tác dụng kích thích tiết mồ hôi.
Ngoài tác dụng tuyệt vời trên, cây khúc khắc ngâm rượu còn có thể kết hợp với 1 số thảo dược quý như: khương hoạt, bạch chỉ, thiên niên kiện, ngưu tất, xuyên khung, độc hoạt … Để hỗ trợ chữa nhức mỏi xương khớp vô cùng hiệu quả.
Hi vọng bài viết này sẽ cho bạn biết được tác dụng của cây khúc khắc. Ngoài ra biết cách ngâm rượu cây khúc khắc một cách hiệu quả nhất. Mang lại công dụng một cách tối đa nhất. Bạn có thể xem thêm nhiều bài về các loại thảo dược khác tại trang chủ: Phúc Nguyên Đường.
Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!
PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Website: https://phucnguyenduong.com.vn
Điện thoại: 0966 588 858
Bài viết cùng chủ đề: