5 lưu ý khi chăm người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi tại nhà

5 lưu ý khi chăm người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi tại nhà

Viêm phổi ở người cao tuổi có thể bị lây bệnh ngày trong bệnh viện. Vì thế công tác chăm sóc người bệnh ở nhà là rất quan trọng. Vậy chăm sóc người cao tuổi bị viêm phổi tại nhà như thế nào? Tìm hiểm trong bài viết dưới đây của Phúc Nguyên Đường nhé!

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi

Bệnh viêm phổi cực kỳ nguy hiểm với người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ sơ sinh, người bệnh mãn tính, ít vận động và có sức đề kháng kém. Đặc biệt, sự nguy hiểm của căn bệnh này còn ở những biến chứng gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Biến chứng ở hệ hô hấp

Biến chứng đầu tiên của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi là đối với hệ hô hấp.Thông qua đường hô hấp, virus và vi khuẩn xâm nhập vào phổi, viêm nang phổi và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp với các triệu chứng như ho và khó thở. Nếu bạn hít thở sâu, bạn có thể bị đau ngực; hơi thở của bạn sẽ ngắn hơn.

Cụ thể các biến chứng sẽ là:

Áp xe phổi

  • Dấu hiệu: sốt cao, mệt mỏi, ho ra đờm, đổ mồ hôi đêm, không cảm thấy đói, sụt cân bất thường.

Tràn dịch màng phổi

  • Dấu hiệu: đau ngực trầm trọng khi hắt hơi, thở, ho; sốt; khó thở; không thể thở sâu vì đau; đau lan đến lưng hoặc vai.

Suy hô hấp và Suy hô hấp cấp Acute respiratory distress syndrome (ARDS)

  • Dấu hiệu: thở nhanh, lú lẫn, lo lắng, mệt mỏi, bồn chồn, đổ mồ hôi, mất ý thức, nhịp tim đập nhanh, không đều, da đầu ngón tay hoặc môi xanh tím, cảm thấy như không có đủ không khí.

Biến chứng ở hệ tuần hoàn

Nếu nguyên nhân gây bệnh viên phổi ở người cao tuổi là vi khuẩn, khi chúng xâm nhập vào máu sẽ dẫn đến các biến chứng ở hệ tuần hoàn như nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và suy tim.

Cụ thể các biến chứng sẽ là:

Nhiễm trùng huyết

Những người trên 65 tuổi có nguy cơ phải nhập viện do nhiễm trùng huyết cao gấp 13 lần so với nhóm dân số khác. Ngoài ra những người bị bệnh mãn tính và suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng huyết do tác hại của viêm phổi

  • Dấu hiệu: sốt, ớn lạnh, thở nhanh, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, rối loạn nhận thức, lú lẫn, đau dạ dày, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Suy tim

Một kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 20% những người đang nằm viện do viêm phổi cũng có vấn đề về tim. Nguy cơ gặp vấn đề về tim liên quan đến viêm phổi cao hơn ở người lớn tuổi, đang nhập viện hoặc có tiền sử bệnh tim.

Cách chăm sóc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi tại nhà

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đối với trường hợp điều trị ngoại trú người bệnh cần phải chú ý những điều sau:

1. Uống thuốc theo đơn

Luôn làm theo các khuyến nghị của bác sĩ về chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc. Tránh tự thay đổi hoặc dừng thuốc vì nếu toa thuốc không được gia hạn, vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển và viêm phổi có thể tái phát.

2. Uống nhiều nước khi nhiễm viêm phổi ở người cao tuổi

Bổ sung nước để lưu thông đường hô hấp ở người bệnh bằng cách nhắc nhở người bệnh uống nhiều nước (2-3 lít mỗi ngày) để làm dịu và pha loãng phế quản và để thay thế nước bị mất do sốt và thở nhanh. Nước trái cây hoặc nước ép trái cây có thể được dùng làm nước uống thay thế.

3. Cần lưu thông đường thở

Nhu cầu cải thiện lưu thông hô hấp của bệnh nhân là rất quan trọng trong điều trị viêm phổi. Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh.

Hãy chú ý đến việc sưởi ấm và làm ẩm không khí bạn hít thở bởi vì làm như vậy sẽ giúp phổi của bạn thoát ra dễ dàng hơn. Đeo mặt nạ sẽ cho phép bệnh nhân hít vào qua mũi và sau đó hít thở qua miệng trong khi giữ môi đóng lại.

4. Để người bệnh tĩnh dưỡng

Nếu có thể, di chuyển vị trí nằm khi bị viêm phổi ở người cao tuổi. Người bệnh nên ho trong khi ngồi thẳng và uốn cong một chút về phía trước. Đập đầu gối và hông của người bệnh để các cơ bụng mềm mại và không làm việc quá sức khi bạn ho. Hít vào từ từ qua mũi, và thở ra từ từ thông qua môi. Phổi sẽ bị tổn thương nếu không biết cách tránh các cơn ho dữ dội.

Khi bị viêm phổi ở người cao tuổi, người bệnh nên nằm nghỉ trên giường bệnh để giảm tiêu hao năng lượng, thay đổi tư thế thường xuyên. Để bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều. Cẩn thận với tình trạng bệnh ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn, bởi vì viêm phổi có thể tái phát.

5. Cần theo dõi sát

Với tình trạng viêm phổi ở người cao tuổi, người nhà cần theo dõi và quan sát thường xuyên trạng thái tinh thần. Chú ý tới các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: môi khô, lưỡi dơ, mắt trũng, sốt. Khó thở có thể xuất hiện sau vài giờ, tím môi tùy thuộc vào mức độ bệnh, khó thở có thể nặng và diễn tiến xấu.

Lời khuyên từ thầy thuốc

Để phòng viêm phổi ở người cao tuổi cần chú ý bởi khi sức khỏe và hệ miễn dịch suy yếu dần làm cho sự đề kháng tự nhiên ở người cao tuổi giảm đi. Viêm nhiễm đường hô hấp ở người già có xu hướng gia tăng, nhất là khi giao mùa.

Do đó, việc tiêm vắc-xin chống bệnh cúm và bệnh liên quan đến đường hô hấp hàng năm nên được thực hiện thường xuyên. Nó cũng được khuyến khích rằng các thành viên gia đình và người chăm sóc nhận được vắc-xin pneumococcal. Một lối sống lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa viêm phổi.

  • Người cao tuổi cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, nơi ở phải thông thoáng, không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Điều quan trọng là giữ ấm và hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh vào những ngày lạnh khi nhiệt độ giảm.h.
  • Hàng ngày, uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 – 2,0 lít)
  • Tăng lượng trái cây và rau xanh trong bữa ăn.
  • Đeo khẩu trang,giữ khoảng cách khi ở xung quanh người bệnh, tránh những khu vực đông đúc và tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, giữ vệ sinh đường hô hấp trên sạch và thoáng.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
  • Vận động cơ thể bằng mọi hình thức tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người. Những người bị liệt cần vận động bằng cách nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.
  • Kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện về các bệnh phổi, nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Những người mắc bệnh ung thư hay HIV… nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: 5 lưu ý khi chăm người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi tại nhà

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng