Bạn đã thực sự hiểu về cây thuốc lá và cây thuốc lào?

Bạn đã thực sự hiểu về cây thuốc lá và cây thuốc lào?

Bạn đã thực sự hiểu rõ về cây thuốc là và cây thuốc lào? Bởi đây là hai loại thuốc thông dụng trên cả nước nhưng bạn đã biết về cách trồng thuốc lào và cách sản xuất ra thuốc lá như nào chưa? Hay những tác hại của thuốc lào thuốc lá mang lại? Bài viết dưới đây, cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu về hai loại cây thuốc này nhé.

Bạn đã biết những gì về cây thuốc lào?

Cây thuốc lào (tên khoa học: Nicotiana rustica, thuộc họ Cà: Solanaceae) là loài cây thu hoạch hàng năm thuộc chi Thuốc lá và có hàm lượng nicotin cao hơn cây thuốc lá. Thân cây thuốc lào có lông phủ, cao khoảng 1 m. Lá thuốc lào to, dày, đầu nhọn, cụm hoa mọc ở ngọn với tràng hoa họp thành ống hình trụ. Quả thuốc lào hình trứng.

Ở Việt Nam, cây thuốc lào được trồng chủ yếu để sử dụng theo tập quán của người dân. Như vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến Đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình). Cùng các dân tộc thiểu số từ miền núi phía bắc đến miền tây Thanh Hóa – Nghệ An.

Ngoài ra, thuốc lào còn dùng làm phụ gia cho những người hay ăn trầu. Sau này được trồng rộng rãi ở khắp nơi nhưng chỉ vài vùng được xem là nơi sản phẩm thuốc lào nổi tiếng.

Quy trình trồng và chăm sóc cây thuốc lào

Bằng cảm nhận và kinh nghiệm, người trồng thuốc lào, vùng quê Tiên Lãng đã tạo nên sản phẩm thuốc lào có một không hai. Hàng năm, mỗi khi thu hoạch xong vụ mùa, những chân ruộng trũng dùng để cấy lúa vụ chiêm, còn các chân ruộng cao chọn trồng thuốc lào.

Thuốc lào trồng vụ Đông Xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau của năm Âm lịch.

Quy trình làm đất, trồng cây

Làm đất:

  • Giai đoạn vườn ươm từ khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm trước đến giữa (hay cuối) tháng 1 năm sau. Giai đoạn ra ruộng trồng từ cuối tháng 1 đến tháng 5 thì thu hoạch.
  • Bắt đầu khoảng tháng 11 làm đất tơi. Sau đó trộn hạt với tro bếp để gieo và tưới ẩm. Hạt thành cây trong khoảng 2 – 3 tuần cho đến khi cây con có 2 – 3 lá dài khoảng 3 – 4cm là có thể nhổ trồng được.
  • Đất trồng phù hợp nhất là đất phải cao và thoát được nước. Đảm bảo tốt các tính chất lý hóa tính để có chất lượng tốt nhất. Nếu đất càng rắn (đất thịt) lá thuốc càng “ngon”. Nếu đất pha cát thuốc sẽ bị nhạt hoặc có vị nóng.
  • Trước khi trồng cần làm đất, cày ải để nỏ (phơi cho đất thật khô). Một thời gian, bừa kỹ và đập thật tơi.
  • Khâu làm đất là khâu rất quan trọng và vất vả. Người dân dùng vồ gỗ đường kính 10 – 15cm tra cán dài 1,2 – 1,8m để đập đất ngày đêm không bất kể thời tiết.
  • Trước khi đánh luống lại phải nhặt sạch cỏ dại hay gốc rạ lần nữa để tránh sinh hóa ra sâu hại cây.

Trồng cây:

Luống được đánh thẳng hàng cao từ 30 – 40cm, rộng 70 = 80cm sao cho đủ chỗ trồng hai hàng cây thuốc.

Các luống thoải dần theo chiều thoát nước tốt thì thuốc lào mới không lo bị úng ngập, đọng nước cây sẽ chết.

Mật độ trồng phù hợp khoảng 18000 đến 20000 cây trên 1 hecta

Quy trình bón phân, chăm sóc và thu hoạch cây thuốc lào

Bón phân: 

Muốn thuốc lào đạt chất lượng tốt phải bón nhiều phân và phân bón phải tốt phù họp với cây thuốc. Nếu bón quá it phân cây sẽ không phát triển được, lá ít, nhỏ và mỏng hơn. Ngược lại nếu bón đủ phân và phân bón đúng cách thì cây nhiều lá to dày và có chất lượng ngon hơn.

Lượng phân bón cho 1 hecta là 30 tấn phân chuồng. 700 – 750 kg phân lân, 500 – 600 kg phân đạm. Sau đó bón phân kali sun phát hoặc tro bếp. Thuốc lào chuộng phân bắc rất giàu dinh dưỡng. Vì được ủ kỹ với tro và đất màu, đảo tơi bón lót trong lòng luống.

Chăm sóc:

  • Khi cây mới trồng cần được tưới nước thường xuyên mỗi ngày một lần. Giữ đủ ẩm (duy trì độ ẩm của đất sau trồng 80 – 85%).
  • Khi cây bén rễ, phát triển cần định kỳ tưới bằng phân chuồng ngâm ngấu, mới đầu pha loãng. Sau đó tăng dần độ đặc tùy mức độ phát triển của cây. Tưới trực tiếp vào từng gốc cây khoảng 7 – 10 ngày/lần cho đến khi cây thuốc phát triển đủ lá cần thiết thì mới dừng.
  • Khi cây phát triển “đến độ” chậm lại người trồng sẽ “cấm ngọn” (tức ngắt ngọn cây) chỉ lấy đủ lượng lá cần thiết, 17 – 25 lá/cây. Tuỳ theo từng cây để lấy, nhiều lá thì chất lượng kém, cây tốt mà lấy ít lá thì thiệt sản lượng.
  • Lúc này cần phải tập trung chăm sóc để cây cho lá to và dày. Thường xuyên tưới nước phân chuồng ngâm với phân lân cho cây.
  • Trong ruộng thuốc lào trước khi cấm ngọn cần giữ lại một số cây tốt. Không ngắt ngọn để cho cây ra hoa, đậu hạt giữ lại làm giống cho mùa sau.
  • Chăm sóc, theo dõi hàng ngày cho cây như nhặt cỏ, bắt sâu, diệt bọ rầy, đảm bảo phải thoát nước luống thật tốt.

Thu hoạch:

  • Sau khi trồng 5 tháng, vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 (Âm lịch). Lúc ấy, thời tiết bước vào những ngày hè oi nồng, nóng nực, gió Nam thổi suốt ngày đêm.
  • Lá thuốc lào sẽ dày cộm rất nhanh và cứng lại như tàu mo cau, các cây thuốc lào lá cụp, chuyển màu từ xanh đậm sang phớt vàng.
  • Bằng cảm nhận và kinh nghiệm, người trồng sẽ xác định được đúng thời điểm lá thuốc “chín” già. Tích lũy đủ hương liệu để thu hoạch về.
  • Nếu hái sớm quá, lá thuốc còn xanh sẽ khiến thuốc có màu không sáng đẹp, chất lượng kém đi. Việc thu hái và vận chuyển luôn phải tránh lúc mưa để lá thuốc không bị ướt.
  • Thường chọn ngày nắng to, gió Nam để thu hoạch. Không hái lá vào buổi sáng mà chọn lúc trưa hoặc chiều khi lá thuốc đã khô hết sương đêm.

Đặc điểm của thuốc lào 

Cây thuốc lào là cây thân thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông dính xung quanh. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình quả trứng  có đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá.

Cụm hoa giống như một hình cờ ở trên ngọn, trên cành. Cánh hoa màu vàng hoặc màu lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn.

Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ li ti màu đen.

Cây thuốc lá là gì? 

Cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum cây thuộc họ nhà Cà. Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu là lá thuốc đã được thái sợi. Sau đó được cuốn hoặc nhồi định hình bằng giấy, có dạng hình trụ.

Đây là loài cây được trồng phổ biến nhất của chi Thuốc lá. Cây có chiều cao từ 1m đến 2m.

Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu màu trắng, để cháy âm ỉ. Nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đối diện.

Tác hại của Cây thuốc lá và cây thuốc lào

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào tận sâu trong máu.

Theo y học cổ truyền, cả hai loài này đều có vị cay, tính rất nóng, có độc tính mạnh và chỉ dùng ngoài để cầm máu, khử trùng (bộ phận dùng chủ yếu là lá). Trong chăn nuôi, lá của hai loại cây này được nấu để tắm cho gia súc bị ghẻ, chấy rận, bọ chó… Trong nông nghiệp, nước nấu từ lá hoặc dư phẩm trong sản xuất thuốc lào, thuốc lá được dùng để phun lên cây trồng bị sâu bệnh và côn trùng gây hại

Đối với thuốc lá

  • Tích luỹ lâu ngày sẽ trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu.
  • Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị những bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay.
  • Hoặc ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy…
  • Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm bớt số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới.
  • Tăng nguy cơ ung thư tử cổ cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ, dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Đối với thuốc lào

  • Tác hại của thuốc lào cũng tương tự thuốc lá. Ngoài việc tạo mùi ô nhiễ và mất vệ sinh (mùi của nước điếu hôi rất lâu, nếu dây vào quần áo phải giặt đi giặt lại nhiều lần mới hết).
  • Nó còn dễ  gây nghiện, tạo cảm giác chán ăn và khói thuốc lào là tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp, kể cả ung thư cho cả người hút chủ động và thụ động …
  • Ho, khó thở, rụng răng, loét miệng thậm chí mất cả chân, tay, tử vong là những hậu quả do hút thuốc lá, thuốc lào. Nhưng nhiều người nông dân vẫn vật vã với câu “ hễ chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.
  • Hút thuốc lào có thể mang lại cho người hút một cảm giác lâng lâng ban đầu, kèm tiếng kêu vui tai của nước điếu. Thế nhưng đi kèm theo đó, là những chất độc hoàn toàn có thể tàn phá cơ thể của người hút.

Trên đây là một số thông tin về hai loại cây thuốc lào và thuốc là giúp bạn phần nào hiểu rõ về  tác hại của Cây thuốc lá và cây thuốc lào. 


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: Bạn đã thực sự hiểu về cây thuốc lá và cây thuốc lào?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng