Vì sao đông trùng hạ thảo được cả Đông – Tây y xem là vị thuốc ‘đỉnh cao’ cho nam giới?

Vì sao đông trùng hạ thảo được cả Đông – Tây y xem là vị thuốc ‘đỉnh cao’ cho nam giới?

Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý được cả Đông y và Tây y công nhận có những đặc tính cũng như công dụng diệu kỳ cho sức khỏe con người. Vậy đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

1. Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo hay còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng, đông trùng thảo, là tên gọi được người Trung Hoa đặt cho thông qua việc quan sát thực tế một loài sinh vật vào mùa đông có hình dạng “con sâu” nhưng mùa hạ lại có hình dạng “thân thảo”.

Trên thực tế, đông trùng hạ thảo có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm có tên Cordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể của sâu non (một loại ấu trùng bướm). Vào mùa đông, sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân sâu non và “hút” chất dinh dưỡng làm cho sâu non chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền với đầu sâu, nên được gọi là đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo được xem là dược liệu vô cùng quý hiếm (Nguồn: Internet)

Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ Tây Tạng Trung Quốc và nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ có đất và khí hậu ở một số vùng của Tây Tạng mới có đông trùng hạ thảo “chuẩn” nhất. Ở một vài nơi khác của Trung quốc như Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Tú, Vân Nam… cũng có nấm ký sinh trên sâu non nhưng không phải nấm Cordyceps Sinensis nên các loại này có thành phần hóa học kém, chất lượng kém và ít có giá trị về mặt y học.

2. Thành phần hóa học và tác dụng đông trùng hạ thảo trong y học hiện đại

Thành phần hóa học

Nhiều nghiên cứu ghi nhận, đông trùng hạ thảo chứa khoảng 25 – 32% protid (một số báo cáo tỷ lệ này có thể lên tới 42%).

Khi thủy phân, đông trùng hạ thảo chứa tới 14 – 19 axit amin khác nhau như: aspartic acid, glutamic acid, serine, histidine, glycine, threonine, arginine, tyrosine, alanine, triptophan, methionine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, ornithine, lysine….

Ngoài ra, dược liệu này còn chứa 8.4% chất béo; 7 – 29% D-manitol. Các vitamin như: A, B1, B2, B12, C và các nguyên tố vi lượng như Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe, Tc… trong đó cao nhất là phosphoreum.

Bên cạnh đó, một số chất khác như uracil, adenine, adenine nucleoside, ergosterol, cholesteryl palmitate… cũng được tìm thấy trong đông trùng hạ thảo.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học cũng đã ghi nhận được nhiều tác dụng dược lý tuyệt vời từ đông trùng hạ thảo, chẳng hạn như:

  • Cải thiện chức năng gan: Đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chức năng gan ở những người bị xơ gan và viêm gan siêu vi B.
  • Tăng sức bền: Sử dụng đông trùng hạ thảo có thể giúp gia năng lượng cơ thể ở người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính. Một thí nghiệm thực hiện vào năm 2014 cho thấy, những người từ 40 – 70 tuổi được cho sử dụng đông trùng hạ thảo trong 12 tuần có sự gia tăng sức bền thể lực so với nhóm người chỉ dùng giả dược.
  • Giải độc thận: Đông trùng hạ thảo có tác dụng tư âm bổ thận, tăng cường chức năng giải độc thân. Ngoài ra, nó còn giúp phân hủy và trung hòa chất thải cũng như độc tố bên trong cơ thể, duy trì môi trường cơ thể lành mạnh.

Đông trùng hạ thảo có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

  • Phổi: Một trong những công dụng của đông trùng hạ thảo là giúp tăng cường chức năng hô hấp. Đặc biệt là với những người bị ho lâu ngày không khỏi.
  • Hệ miễn dịch: Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, chất cordyceps polysaccharide trong đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hấp thụ dưỡng chất của tế bào, giúp cải thiện hệ miễn dịch, từ đó hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Hệ thần kinh: Đông trùng hạ thảo còn có công dụng nâng cao nồng độ huyết sắc tố, tăng cung cấp oxy, giữ đầu óc tỉnh táo, trấn an hệ thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm mệt mỏi: Một số axit amin trong đông trùng hạ thảo có chức năng điều tiết hệ trao đổi chất, giúp phục hồi sức lực, giảm mệt mỏi.
  • Tuần hoàn máu: Chất diosmol có trong đông trùng hạ thảo là chất cực kỳ có lợi cho hệ tuần hoàn, vì giúp tăng tuần hoàn máu huyết, giãn nở mạch máu, chống tụ máu và ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch.
  • Tốt cho gân cốt: Đông trùng hạ thảo được ghi nhận là dược liệu có thể làm giảm đau lưng, mỏi gối, mềm yếu gân cốt do thiếu khí huyết.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có tác dụng chống viêm nhiễm, làm chậm quá trình lão hóa, chống co giật và chống ung thư.

3. Trong Đông y, đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

Trong Đông y, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc đã được ghi lại trong bộ Bản thảo cương mục lập di (năm 1765). Theo y thư, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào 2 kinh Phế và Thận. Là vị thuốc có tác dụng tư âm bổ thận, trị chứng ho ra máu, tự ra mồ hôi, liệt dương, di tinh, sau khi ốm người mệt mỏi… Đông trùng hạ thảo cũng được xếp vào vị trí thứ 8 trong nhóm thuốc bổ dương gồm 28 vị.

Dưới đây là một số bài thuốc hay có sử dụng đông trùng hạ thảo:

  • Thiếu máu, liệt dương, di tinh: Đông trùng hạ thảo 20g, tiềm với thịt nạc hay gà thì dùng.
  • Lao phổi ho ra máu, viêm phế quản mạn, ho kéo dài, hen suyễn: Đông trùng hạ thảo 6g, tiên hạc thảo 15g, bách hợp 20g, đường phèn vừa đủ, sắc uống mỗi ngày.
  • Lưng gối mỏi đau, di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, kinh nguyệt không đều, huyết trắng: Ba ba 1 con khoảng 1kg sơ chế (bổ làm tư), thêm đông trùng hạ thảo 10g, táo đỏ 20g và vật liệu gia vị vừa đủ, cho vào lò hấp cách thủy 2 giờ thì dùng.
  • Người cao tuổi hay ớn lạnh, đau lưng mỏi gối: Đông trùng hạ thảo 10g, ngâm với 0,5 lít rượu trắng. Sau 1 tháng thì dùng.Mỗi lần dùng 10 – 15ml.
  • Người bị lao phổi, viêm phế quản mạn: Đông trùng hạ thảo 15g, hoài sơn 50g, thịt gà ác 100g, nấu canh.
  • Điều trị thiếu máu do rối loạn tái tạo máu: Đông trùng hạ thảo 6g, nhân sâm 6g, dâm dương hoắc 10g, đương quy 10g, câu kỷ tử 12g, nữ trinh tử 12g, kê huyết đằng 12g, bạch thược 15g, hoàng kỳ 30g, hà thủ ô 30g. Cho tất cả dược liệu vào nồi đất, thêm nước sắc 2 lần, lửa nhỏ sắc trong 1 giờ, lấy nước. Ngày dùng 2 lần, lúc bụng đói.
  • Thận hư liệt dương, uể oải mất sức, lưng gối mỏi đau: Đông trùng hạ thảo 9g, đỗ trọng 15g, tôm 30g. Tất cả vật liệu cho vào nồi đất, thêm nước sắc, lấy nước. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và chiều.
  • Tráng dương, bổ khí huyết, đen râu tóc, ra mồ hôi trộm, di tinh, liệt dương: Đông trùng hạ thảo 10g. Sắc trong nửa giờ, lấy nước uống. Ngày 1 thang chia thành 2 lần.

Từ xưa đến nay, đông trùng hạ thảo đều được xem là vị thuốc hảo hạng trong Đông Y cũng như y học hiện đại. Tuy nhiên, do có giá trị cao nên đông trùng hạ thảo vốn không phải là dược liệu phổ biến. Mặc dù hiện nay có rất nhiều quảng cáo về đông trùng hạ thảo được nuôi cấy trong ống nghiệm có tác dụng vô cùng tốt. Tuy nhiên, nuôi cấy trong ống nghiệm dù có những chất gì đi nữa thì cũng sẽ không bằng loại tự nhiên, vì trong ống nghiệm không tập hợp đủ khí trời cũng như thổ nhưỡng giống như bên ngoài.

Mặt khác, đông trùng hạ thảo vốn chỉ là một vị thuốc, nếu muốn dùng hiệu quả cần phải phối hợp với các vị thuốc khác. Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi sử dụng để tránh “tiền mất tật mang”.

Đang xem: Vì sao đông trùng hạ thảo được cả Đông – Tây y xem là vị thuốc ‘đỉnh cao’ cho nam giới?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng