Suy dinh dưỡng là gì? Tổng quan về suy dinh dưỡng trẻ em
——————————————-
Theo thống kê của Bộ y tế Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em lên tới 24,3%. Tình trạng thiếu vitamin A là 14,2%, hơn 80% trường hợp thiếu kẽm. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng là do thiếu vi chất quan trọng đối với cơ thể. Đặc biệt, khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D khuyến nghị.
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi.
Sự so sánh đủ hay không đủ được căn cứ trên tỉ số cân nặng so với chiều cao của cơ thể ở một độ tuổi nhất định.
Chỉ số BMI < 18.5(BMI = Trọng lượng cơ thể/(Chiều cao x2))
Tuy nhiên chỉ số này cũng tùy thuộc vào cơ thể và thống kê môi trường sống và giới tính để xác định suy dinh dưỡng hay không.
Vòng tuần hoàn bệnh lý của Suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng -> Thiếu dưỡng chất -> Suy giảm miễn dịch -> Dễ nhiễm bệnh, mắc bệnh -> Tiêu tốn nhiều năng lượng -> Ăn uống kém -> Suy dinh dưỡng
Nếu vòng lặp này diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này.
Suy dinh dưỡng thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em. Một khi tiền đề phát triển bị ảnh hưởng, cơ thể trẻ khó phát triển như bạn bè cùng trang lứa.
Các loại suy dinh dưỡng ở trẻ em
Suy dinh dưỡng được phân chia thành nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Theo đó, tình trạng này được phân chia thành các loại sau:
1/ Suy dinh dưỡng thể thấp còi
Đúng như tên gọi, suy dinh dưỡng thể thấp còi sẽ có biểu hiện chính là bé sẽ gầy, còi cọc. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn đặt ra.

Theo khảo sát, có đến 24,6% trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi được ghi nhận vào năm 2015. Con số này đã phần nào nói lên sự phổ biến của thể suy dinh dưỡng này tại Việt Nam.
Suy dinh dưỡng thể thấp còi ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí lực trẻ. Có thể để lại những hậu quả lâu dài sau này.
2/ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Nếu trẻ nhà bạn có cân nặng thấp hơn so với cân nặng theo tiêu chuẩn 20% thì rất có thể con bạn đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
Công thức tính cân nặng chuẩn:
X= 9kg + (2kg x (N-1))
- X: là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg)
- N: là số tuổi của trẻ (tính theo năm).
- 2kg: Số cân nặng trung bình mỗi năm trẻ tăng thêm.
Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây nên các biểu hiện bệnh này như do trẻ lười ăn, biếng ăn.Hệ tiêu hóa kém, không hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm bên ngoài, thậm chí bé có thể đang mang mầm bệnh nào đó,….
3/ Suy dinh dưỡng thể teo
Cơ thể gầy guộc, xanh xao, ốm yếu,…là những biểu hiện phổ biến nhất của suy dinh dưỡng thể teo. Theo nghiên cứu, nếu trẻ chỉ đạt 60% so với cân nặng tiêu chuẩn của WHO thì bé đang bị suy dinh dưỡng thể teo.
Rơi vào tình trạng này, hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu, không thể chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Điều tất nhiên chính là thường xuyên mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp,…
Nguyên nhân rất có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, sữa mẹ không đảm bảo, chế độ ăn uống không phù hợp,…
4/ Suy dinh dưỡng thể phù
Đừng nghĩ trông trẻ múp míp, mập mạp là trẻ nhà bạn không bị suy dinh dưỡng. Bởi trên thực tế, suy dinh dưỡng còn tồn tại ở thể phù.
Triệu chứng suy dinh dưỡng thể phù có thể quan sát được như: cân nặng chỉ đạt khoảng 60 – 80% so với cân nặng tiêu chuẩn. Cơ thể bị sưng phù; da trắng bệch, không hồng hào như những đứa trẻ cùng tuổi; tóc thưa, yếu, bụng chướng to,…
Đây là cơ chế suy dinh dưỡng hạn chế hơn so với các thể suy dinh dưỡng khác. Tuy nhiên không phải là không có. Cha mẹ không nên chủ quan về tình trạng này ở trẻ. Bởi đây là bệnh rất khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao.
5/ Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
Sự hỗn hợp ở đây được xây dựng dựa trên nhiều biểu hiện của các thể khác cùng một lúc. Cụ thể: bé có thể chỉ đạt 60% cân nặng tiêu chuẩn, có biểu hiện teo cơ, nhưng bụng chướng to, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống,…
Những bé suy dinh dưỡng thể hỗn hợp có cơ thể rất yếu, thường xuyên đối mặt với bệnh tật, thiếu máu, xanh xao.
Nguyên nhân được cho là do điều trị suy dinh dưỡng thể phù chưa dứt điểm, tiếp tục gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng thể khác. Con số trẻ gặp tình trạng này không nhiều nhưng không phải không có.
Vì vậy, để chăm con bị suy dinh dưỡng cho tốt nhất thì các mẹ phải xác định chính xác trẻ đang mắc suy dinh dưỡng loại nào.
Làm sao để phát hiện suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em có nhiều cách để phát hiện. Có thể qua quan sát bên ngoài hoặc qua theo dõi chiều cao cân nặng.
- Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân so với bạn đồng lứa
- Tụt giảm từ 5-10% hoặc hơn so với trọng lượng trung bình của trẻ trong vòng 3-6 tháng.
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhão, mất hết lớp mỡ dưới da bụng
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu
- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa
- Trẻ ít vui chơi, kém linh hoạt và chậm phát triển vận động. Đến tuổi nhưng chưa biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.
- Biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, căng thẳng, ít vui chơi. Có những biểu hiện thất thường như thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn.
Để biết được dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng. Con có mắc suy dinh dưỡng hay không? Ngoài quan sát dấu hiệu thông thường thì các mẹ nên thường xuyên ghi chép số liệu chiều cao, cân nặng của trẻ.

Công thức tính cân nặng trung bình đối với trẻ trên 1 tuổi
X= 9 kg + 2kg x (N-1)
- X: là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg).
- N: là số tuổi của trẻ (tính theo năm).
- 2kg: Số cân nặng trung bình mỗi năm trẻ tăng thêm.
Công thức tính chiều cao trung bình đối với trẻ trên 1 tuổi
X= 75cm + 5cm x (N-1)
- X: là chiều cao hiện tại của trẻ (cm)
- N: là số tuổi của trẻ (tính theo năm).
- 5cm: Số chiều cao trung bình mỗi năm trẻ tăng thêm.
Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi lại có một trẻ bị suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ như ăn uống không đúng cách, không đủ chất. Mắc các bệnh tâm lý, bệnh lý, viêm nhiễm,…
1/ Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con
Nuôi con là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Bố mẹ cần phải tìm hiểu cẩn thận các kiến thức như: cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách, cho ăn dặm thời gian phù hợp, lựa chọn thực phẩm an toàn đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, để ý lúc trẻ bị bệnh,…
2/ Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng
Nhiều mẹ cho trẻ biếng ăn dùng những kháng sinh giúp loại bỏ vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên điều này vô tình diệt bớt các lợi khuẩn trong cơ thể. Làm giảm giá trình lên men thức ăn, hệ tiêu hóa kém hấp thu. Khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng.
3/ Trẻ mắc các bệnh lý
Cơ thể trẻ non nớt dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… Trong quá trình trẻ bị bệnh nhiều mẹ không để ý hay lo lắng kiêng khen cho con quá mức.
4/ Suy dinh dưỡng bẩm sinh
Theo thống kê, trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng bẩm sinh chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên đây là trường hợp khó điều trị nhất.
Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc y tế kém và tập quán nuôi dưỡng, chăm sóc kém khoa học cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Hậu quả của suy dinh dưỡng đối với trẻ em
Suy dinh dưỡng không chỉ gây ảnh hưởng trong thời điểm hiện tại mà còn có nguy cơ để lại hậu quả sau này.
1/ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hệ miễn dịch
Do cơ thể không được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy nhược cơ thể. Hệ miễn dịch ngày càng yếu là điều kiện thuận lợi cho các nguồn bệnh tấn công.
Một số bệnh trẻ hay mắc phải như bệnh nhiễm trùng, bệnh hô hấp, tiêu hóa,…
Bệnh kéo dài trẻ lại càng ăn uống kém đi, tình trạng suy dinh dưỡng lại tiếp diễn. Vòng xoáy này nếu không được gỡ mắc thì sẽ để lại nhiều hậu quả sau này.

2/ Kìm hãm sự phát triển về thể chất
Suy dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm các cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có dấu hiệu đứng cân hoặc hụt cân. Cơ thể gầy bé so với các bạn đồng lứa khác.
Đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng bẩm sinh cơ thể còi cọc chỉ da bọc xương. Bệnh rất khó điều trị và dễ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng sau này.
3/ Tác động tiêu cực đến tâm lý và não bộ
Trẻ suy dinh dưỡng thì không chỉ thể chất mà não bộ cũng bị ảnh hưởng. Hoạt động suy nghĩ bị hạn chế do thiếu những loại như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine,… So với các bạn xung quanh thì trẻ đặc biệt chậm chạp hơn hẳn.
Tình trạng này kéo dài còn làm tăng tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ.
4/ Suy dinh dưỡng nặng gây những biến chứng sau này thậm chí là tử vong.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có hơn 40% trẻ em tử vong do suy dinh dưỡng. Đây là con số cảnh tỉnh cho tất cả các bậc phụ huynh có con đã đang hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
5/ Ảnh hưởng đến tương lai sau này
Với những hậu quả nặng nề mà suy dinh dưỡng mang lại. Tình trạng suy dinh dưỡng không được cải thiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến lúc trẻ trưởng thành.
Còn kể đến khả năng di truyền sang thế hệ sau. Ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai và sự phát triển của đất nước.
Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?
Cơ thể trẻ suy dinh dưỡng do thiếu lượng protein cần thiết, bên cạnh đó, những bé bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi cũng do không bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể. Vì vậy, khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần cung cấp nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin D, canxi. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm bạn cần bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng ngay lập tức:
1/ Thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D
Canxi là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho quá trình phát triển hệ xương của trẻ. Đối với trẻ thiếu Canxi và Vitamin D cơ thể thấp còi, thường không ngủ ngon giấc, tóc ít lại hay rụng, bú kém, ăn kém, chậm vận động…

=> Bổ sung Canxi và Vitamin D bằng sữa mẹ, các loại thực phẩm như sữa, tôm, cua, cá, trứng, nấm, đậu phụ… Ngoài ra còn có thể cho bé tắm nắng để hấp thu nhiều Vitamin D cho cơ thể
2/ Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein hay các loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm luôn được khuyên dùng trong chế độ ăn dành cho trẻ suy dinh dưỡng. Bởi Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể.

=> Những thực phẩm giàu Protein thích hợp cho trẻ như đậu nành, bông cải xanh, rau bina, quả bơ, chuối, măng cụt…
3/ Thực phẩm giàu calo
=> Các loại hạt vỏ cứng, bơ đậu phộng, pho mát, sữa, bơ và trái cây khô… sẽ cung cấp lượng calo đủ cho trẻ. Bạn có thể chế biến từ những nguyên liệu trên giúp món ăn cho trẻ thêm bắt mắt dễ ăn.
4/ Thực phẩm chứa kẽm và Selen
Các mẹ cũng cần bổ sung các chất sắt để chống chứng thiếu máu ở trẻ em. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, táo bón, tiêu chảy ở trẻ em, tăng sức đề kháng và thể lực giúp trẻ chống chọi bệnh tật.

Bổ sung kẽm và selen kích thích hấp thu thức ăn và tăng cường sức đề kháng.
=> Các loại thực phẩm giàu kẽm và selen gồm hải sản, các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà,…
Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ
1/ Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em nhẹ và vừa (độ 1 và độ 2)
- “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ“. Mẹ cần cung cấp sữa theo nhu cầu của trẻ. Bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào. Không nên cai sữa khi trẻ đang bị suy dinh dưỡng.
- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).
- Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà mẹ nên tìm hiểu chế độ ăn uống sao cho hợp lý.
- Nấu ăn đặc dần vào thêm nhiều dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm có đậm độ năng lượng cao như dầu, mỡ. Các thức ăn giàu protein động vật như: thịt, cá, trứng, sữa… các loại rau xanh và quả tươi giàu vitamin A cũng như các vitamin khác, giàu các chất khoáng.
- Đặc biệt là , không bắt ép, quát mắng trẻ phải ăn cho bằng hết.
- Với trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện, trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn. Mức độ 2 khá là nguy hiểm vì vậy nếu phát hiện sớm hãy cố gắng điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em ngay.
2/ Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em nặng (độ 3)
Đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng thì rất khó khăn trong việc điều trị. Bởi trẻ thường gặp các biến chứng: Hạ đường huyết, phù nề, teo đét, mất nước,…
Trên cơ bản, trẻ suy dinh dưỡng nặng cũng cần có chế độ chăm sóc như trẻ suy dinh dưỡng thông thường. Nhưng sẽ rất khó khăn và đòi hỏi có sự quan sát và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Không cho trẻ ăn quá hấp tấp.
- Ăn từ đồ ăn loãng đến đặc, từ ít đến nhiều.
- Tăng dần mức độ dinh dưỡng theo lời khuyên của chuyên gia.
- Bồi phụ nước điện giải:
CHÚ Ý:
Hiện nay trên thị trường không có loại thuốc nào đặc trị chữa bệnh suy dinh dưỡng của trẻ. Nhiều mẹ tự ý mua thuốc kích thích ăn uống, thuốc tăng cân cho trẻ dùng. Dù là thuốc bổ hay vitamin nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu ngược lại cho trẻ. Việc an toàn nhất vẫn là làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cho trẻ.
Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Vệ sinh cá nhân, môi trường hoạt động
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Tập cho trẻ những kỹ năng vệ sinh cá nhân cơ bản. Đối với trẻ còn quá nhỏ thì bố mẹ nên lưu ý giúp trẻ thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường sống: Không gian sinh hoạt của trẻ phải thoáng đãng, thoải mái. Môi trường không bị ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí. Đặc biệt là đồ chơi của trẻ hanh những vật dụng trẻ thường xuyên tiếp xúc phải đảm bảo sạch sẽ.
- Vệ sinh ăn uống: Đảm bảo việc ăn chín uống sôi, cho trẻ ăn ngay sau khi nấu. Tránh ăn những thự phẩm bị nhiễm bẩn, không rõ nguồn gốc. Đặc biệt lưu ý các loại đồ ăn vặt của trẻ. Các dụng cụ để chế biến đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho các bé.
Chăm sóc sức khỏe, bệnh lý của trẻ
- Tẩy giun: Nên tẩy giun để đảm bảo sức khỏe, nhất là trẻ em tuổi học đường theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên.
- Tiêm ngừa: Cần tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo các khuyến cáo của bộ Y tế. Các loại vacxin phòng bệnh sẽ giúp bé khỏe mạnh hơn, tăng đề kháng để có thể chống lại các loại bệnh như suy dinh dưỡng tốt hơn.
Quan tâm đến tâm lý của trẻ

Tâm lý của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi dạy con, các mẹ tuyệt đối không nên la mắng bắt ép con phải ăn.
Thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng
Bởi nhu cầu chăm sóc con hiện nay, các mẹ không hề tiếc cho con bất cứ thứ gì. Chỉ cần con được phát triển khỏe mạnh, hết bị suy dinh dưỡng. Chúng tôi nhận được nhiều chia sẻ rằng từ khi cho con dùng thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng của PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG. Con ăn nhiều ăn khỏe hơn, phát triển bằng bạn bằng bè, tình trạng suy dinh dưỡng hoàn toàn biến mất.
Vậy đâu đang là thuốc bổ được nhiều mẹ tin dùng cho con như vậy? Hãy tham khảo các sản phẩm ngay dưới đây nhé!
1/ Hồng Sâm Trẻ Em Hươu Cao Cổ
Đối với trẻ đã và đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, sản phẩm này có tác dụng toàn diện:
- Kích thích hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Giúp phát triển thể trạng, cho xương cứng cáp nhờ đó cải thiện được khả năng vận động của trẻ, giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Dưỡng chất ginsenoside Rg1, Rb1, Rg3 có trong hồng sâm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật và góp phần phát triển trí não.
- Tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não…
- Thích hợp với trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, hay ốm vặt và lười ăn, chỉ với một hộp hồng sâm tình trạng sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Ngăn ngừa mụn nhọt, giảm mẩn ngứa, chống táo bón, mát trong nhờ chức năng thải độc gan, thận của chất Saponin có trong Hồng sâm.

2/ Hồng Sâm Baby DAEDONG
- Bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu, canxi giúp trẻ dễ tiêu hóa tăng cường hấp thụ dinh dưỡng
- Kích thích ăn uống rất thích hợp cho trẻ biếng ăn còi xương chậm lớn.
- Giúp giải độc gan rất hiệu quả, thanh lọc và giải độc
- Chiết xuất saponin Rg1 Rb1 Rg3 từ hồng sâm cô đặc giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ốm vặt mệt mỏi, tăng cường phát triển trí não tập trung hơn trong vui chơi và học tập.
Hồng sâm baby Daedong 4
3/ Hồng Sâm Baby Cho Trẻ Em 5 Đến 7 Tuổi và Hồng Sâm Cho Trẻ Em 3-4 Tuổi
- Phát triển trí não, tăng trí nhớ: Hồng sâm kích thích trí não hoạt động dẫn đến tăng cường phát triển trí nhớ và não cho bé.
- Giải độc gan: Saponin trong Hồng sâm làm tăng hoạt động enzym liên quan tới sự thoái hóa ethanol và acetaldehyd, do đó giúp gan của bé có thể thanh lọc, giải độc.
- Cải thiện tình trạng biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng: Hồng sâm bổ sung lượng canxi, vitamin và một số dược thảo đông y khác vì vậy có thể cải thiện được đáng kể tình trạng biếng ăn ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và phát triển xương.
Hi vọng với 1 bài tổng quan về suy dinh dưỡng trẻ em này có thể giúp các mẹ tham khảo chi tiết nhất. Giúp mẹ tìm hiểu những vấn đề mình cần từ nguyên nhân hậu quả đến cách chăm sóc cho các trẻ bị suy dinh dưỡng. Chúc mẹ và các con luôn khỏe mạnh và phát triển!
Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn.
PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 46B Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (024) 62 755 355 – 0966 588 858
Website: https://phucnguyenduong.com.vn
Bài viết liên quan:
- Hệ miễn dịch là gì? Suy giảm miễn dịch có đáng sợ không?
- Nguyên nhân và Thực đơn dễ làm cho trẻ 9 tháng biếng ăn
- Cách nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng tăng cân vù vù
- 04 cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây hiệu quả nhất
- Nước hồng sâm có củ mang đến công dụng gì cho người sử dụng?
- Tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo đối với người cao tuổi
- Trẻ em có nên uống sâm ngâm mật ong không?
- Tác dụng của yến sào: Không khác tiên dược nếu ăn đúng cách
- Cách sử dụng nhân sâm theo đúng nhu cầu