6 tác dụng phụ của nhân sâm với người sử dụng

6 tác dụng phụ của nhân sâm với người sử dụng

Nhân sâm Hàn Quốc từ xa xưa đã được sách cổ ghi lại là tứ đại thảo dược với nhiều công dụng thiết thực. Nhân sâm không chỉ có tác dụng trong việc hồi phục sức khỏe mà còn được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp. Tuy nhiên, nếu nhân sâm không được xử lý kỹ lưỡng và sử dụng đúng cách sẽ gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ có lợi cho sức khỏe, dùng càng nhiều càng tốt nên thường xuyên sử dụng nhân sâm mà không để ý đến liều lượng. Chính việc lạm dụng nhân sâm có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người dùng.

6 tác dụng phụ của nhân sâm

Dù sâm có tốt đến mấy nhưng nếu sử dụng sai cách vẫn gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

1/ Gây mệt mỏi và mất ngủ

Nhân sâm là loại dược liệu thượng phẩm đại bổ, được dùng để bồi bổ cơ thể, phục hồi nguyên khí cho người hư nhược, sức khỏe kém. Như người già, tinh thần không còn được minh mẫn, ăn không ngon ngủ không sâu giấc dùng để gia tăng sức khỏe. Tuy nhiên, nhân sâm cũng có thể gây ra mất ngủ, mệt mỏi nếu dùng sai thời điểm.

Quà lạm dụng nhân sâm sẽ khiến cảm giác mệt mỏi

Theo một số ghi chép thì nếu con người dùng quá 100g nhân sâm thì sẽ có cảm giác hưng phấn. Quá 200g sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như phát ban toàn thân, ngứa ngáy, chóng mặt, nhiệt độ cơ thể tăng, đầu óc quay cuồng, xuất huyết.

Vì nhân sâm thuộc hàng đại bổ khí, trong nhân sâm chứa rất nhiều thành phần kích thích thần kinh khiến người dùng thấy tỉnh táo và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu dùng sai thời điểm và liều lượng thì lại dẫn đến hiệu quả trái ngược. Nhân sâm khi sử dụng buổi tối giúp cho tinh thần phấn chấn, vì vậy khiến người dùng cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

2/ Làm tăng nhịp tim và huyết áp

Các nhà khoa học Liên Xô sử dụng chiết xuất nhân sâm với liều lượng khác nhau để đánh giá tác động đối với hệ tim mạch tuần hoàn và rút ra kết luận: Nhân sâm có tác dụng giúp vừa tăng giảm co bóp ở tim về lâu dài giúp ổn định huyết áp cũng như tăng cường sức khỏe ở tim mạch.

Không được cho người bị huyết áp dùng sâm tươi

Theo quan niệm từ xưa, nhân sâm tươi nguyên củ dùng cho người bệnh cao huyết áp có thể gây ra những triệu chứng như mắt mờ, ù tai, vàng đầu, can hỏa viêm tất…Bởi nhân sâm tươi chưa qua xử lý chỉ có tác dụng với việc nâng cao và bồi bổ sức khỏe, không có hiệu quả với việc hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt là huyết áp.

Những người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khi dùng kết hợp nhân sâm sẽ vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ huyết áp, dùng liều cao nhân sâm làm tim đập nhanh tăng huyết áp. Chính vì thế, các bác sĩ khuyên các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch và huyết áp nên dùng các sản phẩm từ sâm nguyên chất như Hồng Sâm Hàn Quốc.

Tại Nhật bản bệnh viện Nissei cho thí nghiệm sử dụng 3-6g hồng sâm mỗi lần, 3 lần một ngày trong các bữa ăn liên tục trong 1 tháng đến 2 tháng. Kết quả cho thấy hồng sâm không làm thay đổi những người huyết áp bình thường, những bệnh nhân huyết áp thấp hay cao huyết áp trở về ổn định.

Cách sử dụng hồng sâm Hàn Quốc tốt cho sức khỏe

3/ Tăng nguy cơ sảy thai và dị tật ở trẻ sơ sinh

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường thừa khí nhưng thiếu máu do lúc này các dưỡng chất đều tập trung để nuôi dưỡng thai nhi. Trong khi đó nhân sâm thuộc nhóm đại bổ khí, do đó nếu dùng nhân sâm sẽ làm cơ thể người phụ nữ mất cân bằng và gây hại cho cơ thể.

Không được sử dụng nhân sâm khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai nếu sử dụng nhiều nhân sâm có thể gây ra các chứng như nôn mửa, phù nước, huyết áp tăng. Thậm chí có thể gây xuất huyết âm đạo dẫn đến sảy thai. Ngoài ra nhân sâm cũng có tác dụng như estrogen làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung dễ phát triển hơn.

Một nghiên cứu vào năm 2003 do tiến sĩ Louis Y Chan và các nhà nghiên cứu khác tại đại học Trung Quốc cho thấy tiếp xúc sớm với nhân sâm có thể gây ra dị tật bẩm sinh trong phôi chuột. Vì lý do này, các bác sĩ khuyên phụ nữ có thai không nên sử dụng nhân sâm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

4/ Giảm lượng đường huyết

Theo công bố của Bộ y tế năm 2016 tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp tại Việt Nam trong 10 năm đã tăng lên gấp đôi từ gần 3% dân số lên đến 5,4%, ước tính nước ta có khoảng 3 triệu người bệnh, độ tuổi người mắc bệnh cũng ngày càng trẻ lại một cách đáng báo động.

Không được dùng nhân sâm khi đang sử dụng thuốc chữa bệnh

Ở nghiên cứu của Nhật Bản và Trung quốc đối với hệ chuyển hóa cơ bản, nhân sâm có tác động rõ rệt hạ đường huyết. Nghiên cứu của Khâu Thần Ba (TQ) thí nghiệm sử dụng nhân sâm trên người bị tiểu đường giúp thời gian hạ đường huyết được kéo dài hơn và giảm bớt liều lượng insulin phải sử dụng.

Tuy nhiên, nếu kết hợp nhân sâm với các loại thuốc có tác dụng làm hạ đường máu thì lại sinh ra tình trạng quá liều và gây hiệu quả xấu đối với người dùng. Do người bị tiểu đường thường xuyên phải sử dụng insulin và khi vô tình dùng chung với cao hồng sâm Hàn Quốc sẽ làm hạ đường huyết, gây tụt đường huyết mạnh và ngất xỉu.

5/ Gây đột quỵ, ức chế đông máu

Vì nhân sâm cũng có tác dụng giảm mật độ tiểu cầu, ngăn chặn các cục máu đông nên nếu dùng kết hợp với các loại thuốc chống đông máu khác sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Sự kết hợp giữa nhân sâm và thuốc chống đông máu khiến cho tác dụng chống đông máu được cộng hưởng, gây ra tình trạng quá liều, tương tự như việc sử dụng thuốc chống đông máu liều cao không kiểm soát. Bệnh nhân từ chỗ có nguy cơ hình thành các cục đông máu sẽ chuyển sang tình trạng “ưa chảy máu” (do tác dụng quá liều của thuốc cùng với nhân sâm gây ra), khiến bệnh nặng và phức tạp hơn. Lúc này, chỉ một va đập nhỏ cũng có thể gây tụ máu dưới da.

Nhân sâm có thể gây đột quỵ nếu dùng chúng với thuốc chống đông máu

Khi đang uống thuốc điều trị đột quỵ não và các bệnh cần điều trị bằng thuốc chống đông máu, tốt nhất không nên dùng nhân sâm. Bệnh nhân suy tim, bệnh về van tim cũng không nên dùng nhân sâm để bồi bổ.

6/ Tác dụng của phụ nhân sâm lên hệ thần kinh

Trong nhóm thuốc sử dụng để điều trị bệnh tâm thần, bạn cần đặc biệt cảnh giác với amitriptylin (biệt dược là Elavil, điều trị chứng trầm cảm) và clozapine (biệt dược là Clozaril, điều trị bệnh tâm thần phân liệt). Khi kết hợp với nhân sâm, hai loại thuốc này có thể gây ra các biến chứng khó lường trên thần kinh.

Nhân sâm có thể tác dụng mạnh lên hệ thần kinh trung ương

Lý do là vì nhân sâm làm ức chế một số enzyme chuyển hóa thuốc trong gan, khiến nồng độ thuốc tăng cao trong máu, gây ra tình trạng quá liều, thậm chí là nhiễm độc thuốc tâm thần. Điều này đồng nghĩa với việc tăng các tác dụng phụ của thuốc, gây các biến chứng về thần kinh. Người bệnh có nguy cơ bị rối loạn vận động kiểu như parkinson, tăng nguy cơ tử vong nếu như đang bị teo não hoặc bị co giật. Bên cạnh đó là tác hại trên hệ thống tạo máu với biến cố giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vì thế người dùng không nên dùng chung nhân sâm với thuốc trị bệnh tâm thần và các loại thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan như thuốc trị lao, thuốc trị viêm gan.

Những người không nên dùng nhân sâm

Để đảm bảo không có tác dụng phụ của nhân sâm khi sử dụng những đối tượng sau tuyệt đối không được sử dụng nhân sâm tươi:

  • Người có huyết áp cao, nóng người, nếu dùng sản phẩm có sâm huyết áp sẽ càng tăng cao.
  • Người đang sốt cao, lạnh bụng bị tiêu chảy nếu dùng sản phẩm có sâm sẽ gặp nguy hiểm chết người.
  • Phụ nữ có thai (hoặc có khả năng có thai), phụ nữ sau khi sinh cần hạn chế uống sâm vì dễ bị tiêu chảy.
  • Trẻ dưới 4 tuổi, bệnh nhân đang điều trị liệu pháp đặc biệt cũng không nên dùng các sản phẩm từ sâm. Nếu có dùng cũng cần thận trọng về liều lượng và cách dùng.
  • Người bị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, bệnh  gút càng không nên dùng các sản phẩm có sâm, bởi sẽ làm bệnh nặng thêm.

Huyết áp cao chỉ nên dùng sâm nguyên chất: Cao sâm, hồng sâm

7 cách dùng nhân sâm không gây tác dụng phụ

Dưới đây là 7 cách dùng sâm tốt nhất cho sức khỏe bạn nên lưu ý.

Cách 1: Pha trà uống

Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Cách 2: Sâm tán bột

Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.

=> Hai cách kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.

Cách 3: Ngậm tan

Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.

=> Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng  “phế hư”- chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.

Cách 4: Sắc uống

Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong  một lần.

=> Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.

Cách 5: Nấu cháo ăn

Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.

=> Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.

Cách 6: Sâm hấp trứng gà

Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.

=> Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.

Cách 7: Sâm hầm thịt gà

Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5g-10g sâm thái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.

Trên đây là 6 tác dụng phụ của nhân sâm mà Phúc Nguyên Đường muốn lưu ý tới người tiêu dùng. Để tránh những tác dụng phụ khi sử dụng nhân sâm quý khách nên sử dụng đúng liều lượng và tuyệt đối phải nhớ những lưu ý khi sử dụng nhân sâm.

 

Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Sản phẩm có thể bạn quan tâm:

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: 6 tác dụng phụ của nhân sâm với người sử dụng

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng