Những cây thuốc quý trong rừng chữa bách bệnh không nên bỏ qua

Những cây thuốc quý trong rừng chữa bách bệnh không nên bỏ qua

Việt Nam là rừng vàng biển bạc. Đã gọi là rừng vàng hẳn sẽ có rất nhiều loại thực vật đang đợi khám phá. Trong đấy có cả những cây thuốc quý trong rừng đặc trị những bệnh khác nhau. Hôm nay Phúc Nguyên Đường sẽ giới thiệu đến bạn về những cây thuốc quý trong rừng. Bài này tổng hợp nhiều loại cây thuốc khác nhau. Nếu muốn biết chi tiết từng loại cây bạn hãy comment yêu cầu Phúc Nguyên Đường. Chúng tôi sẽ làm ngay và chi tiết nhất

Những cây thuốc quý trong rừng 

1. Cà gai leo 

  • Sơ lược về Cà gai leo

Cà gai leo hay thường được gọi là cà vạch, cà lù, cà gai dây, cà Hải nam,… là một loại cây thuốc quý ở trong rừng. Loài này mọc chủ yếu những tỉnh phía Bắc đến Huế tại Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc,… Cà gai leo được xem là thuốc nam có tác dụng chữa gan tốt nhất hiện nay.

  • Đặc điểm của cây Cà gai leo

Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, cây thân dài từ 60 đến 100 cm có thể cao hơn. Hơn nữa loại cây này chia nhiều cành, có nhiều gai và cành xòa rộng. Sẽ ra hoa vào tầm tháng 4-9, và ra quả vào tháng 9 tới 12.

Quả có màu đỏ, mọng bóng và có hình cầu đường kính 7-9mm, hạt màu vàng. Có vị the và tính ấm.

  • Cây Cà gai leo trong Đông y 

Rễ là bộ phận thường được dùng để làm thuốc, dây – lần lượt với tên gọi là thích gia căn, thích gia đằng. Cách dùng thường sẽ dùng rễ, lá, cành và quả lượm nhặt trong năm. Sau đấy rửa sạch và xắt nhỏ. Tiếp đó có thể phơi hoặc sấy khô, nếu thích bạn có thể sử dụng tươi.

Trong đông y, cà gai leo có tính ẩm, vị the, hơi có độc. Công dụng tán phong thấp, chữa nhức xương, đau lưng, giúp tiêu độc, tiêu đờm và trừ ho. Chưa dừng lại còn có tác dụng càm máu, trị rắn cắn, đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ và xơ gan.

  • Cách sử dụng Cà gai leo 

Cách sử dụng tốt nhất chính là dùng thân lá và rễ cây cà gai leo khô. Số lượng tầm 50-60g/ngày/người.

Cách 1: Sắc uống

  • Phải rửa thật sạch cây cà gai leo trước khi sử dụng
  • Sau đấy mang đun sôi cùng 1000ml (1l) nước. Lưu ý duy trì thời gian sôi ở mức lửa nhỏ trong vòng 600s (10′) rồi chắt nước ra và sử dụng hằng ngày

Cách 2: Hãm nước – Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể sử dụng cách này

  • Mang cà gai leo đi rửa sạch, sau khi rửa sạch ta tráng qua nước sôi tiếp (chỉ 1 lần, và giống như tráng chè).
  • Sau đấy ta cho tầm 0,7l nước sôi. Và hãm trong vòng 30′, sau đấy ta đựng trong bình giữ nhiệt dùng dần trong ngày.

2. Giảo Cổ Lam

  • Sơ lược về Giảo Cổ Lam 

Từ xa xưa Giảo Cổ Lam thường được dùng để dâng lên vua chúa. Đây là 1 loại thảo dược quý, giúp bồi bổ sức khỏe, làm đẹp và kéo dài tuổi thọ. Loại thuốc này được dùng ở Trung Quốc, và tại Nhật Bản nó đã được công nhận là loại thảo dược có ích cho sức khỏe con người.

Tại Việt Nam cũng có Giảo cổ lam ở trên Phanxipang (Sa Pa) và vùng núi đá vôi tại Hòa Bình. Theo chứng minh Giảo cổ lam tại Việt Nam cũng giống như tại Trung Quốc hay Nhật Bản.

  • Công dụng của cây Giảo cổ lam

    • Điều trị huyết áp cao ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
    • Điều trị ung thư, thèm ăn, ho, táo bón, căng thẳng, sỏi mật, béo phì, táo bón, căng thẳng, mệt mỏi, viêm loét,…
    • Kích thích và tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
    • Tăng sức mạnh cơ thể, nâng hiệu quả làm việc
    • Bảo vệ gan, tăng cường khả năng thải độc cùng tái tạo tế bào gan.
    • Điều trị mất ngủ, giúp dễ ngủ hơn.
    • Giúp cải thiện chức năng tim, tăng sức đề kháng, tăng sức chịu đựng, ngăn ngừa rụng tóc.
    • Giảm đường trong máu, ngăn ngừa đái tháo đường.
    • Tăng cường máu lên não, cải thiện khả năng não của người già.
    • Ngăn ngừa tai biến mạch máu não, giảm lượng mỡ thừa
  • Cách dùng Giảo cổ lam

Trà Giảo cổ lam

Ta chuẩn bị nguyên liệu gồm:

  • 20g giảo cổ lam
  • Ấm trà
  • Nước sôi

Cách pha:

Bạn nên dùng 20g trà giảo cổ mỗi lần sử dụng, cho trà vào ấm cùng với nước sôi đợi cho ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng thay nước lọc hằng ngày, rất tốt cho sức khỏe.

Thời điểm thích hợp để uống chính là vào buổi sáng và chiều. Đây chính là những lúc mà thảo dược sẽ giúp cơ thể bạn minh mẫn, tăng cường khả năng làm việc. Nếu dùng vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây mất ngủ.

  • Đối tượng sử dụng Giảo cổ lam

Những người nên sử dụng giảo cổ lam:

  • Người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao mỡ máu.
  • Người bị suy gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
  • Người thường xuyên đau đầu, khó ngủ và căng thẳng, mệt mỏi.
  • Người bị u bướu và ung thư.
  • Những người muồn tăng sức đề kháng.

Những người không nên sử dụng giảo cổ lam:

  • Phụ nữ đang mang thai, cho con bú
  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
  • Người bị chứng “hư hàn”: Đuối sức, hơi thở ngắn, chịu rét kém, chân tay lạnh và hay đổ mồ hôi.

3. Đan Sâm

Đan sâm dưỡng thần định chí, giúp thông lợi huyết mạch, hơn thế nữa còn giúp dưỡng huyết và điều huyết. Quy thủ thiếu âm, thủ quyết âm kinh giúp tăng công năng của tâm và tâm bào được điều hòa. Thế nên, Đan sâm là dược vị được xem không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm, về huyết.

  • Cách dùng cây Đan Sâm

Đan sâm là loại cây thuốc quý trong rừng thường được dùng độc vị. Hay là thành phần trong các bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến tâm, huyết mạch, phụ khoa… với liều dùng từ 6 – 12g, sắc uống hoặc hoàn tán.

Cần lưu ý, Đan sâm úy diêm thủy, kỵ giấm, phản Lê Lô.

Trong y học hiện đại, người ta có thể dùng Đan sâm dưới dạng cao chiết toàn phần hoặc làm dịch chiết phân đoạn.

Hơn thế nữa có thể dùng để điều trị đơn độc hay có thể dùng làm bán thành phẩm kết hợp với những hoạt chất từ các dược liệu khác để tạo ra những chế phẩm, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả cao, có nguồn gốc tự nhiên.

Tuy nhiên, đối với những chế phẩm cụ thể, cần phải được nghiên cứu về tính an toàn (độc tính cấp, độc tính bán trường diễn) và hiệu quả để có được chỉ định và liều dùng phù hợp nhất

4. Hà Thủ Ô

Hà thủ ô đỏ là 1 loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.

  • Công dụng của Hà Thủ Ô

Hà thủ ô đỏ đã được sử dụng từ lâu tại Trung Quốc. Công dụng chính là làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ ô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ ô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.

  • Một số bài thuốc từ Hà Thủ Ô

    • Trị xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh trùng yếu, khó có con: Sắc uống 20g hà thủ ô đỏ, 16g tầm gửi dâu, 16g kỳ tử và 16g ngưu tất.
    • Trị cholesterol trong máu cao: 900g hà thủ ô tươi rang giòn, nghiền bột. Mỗi lần lấy 15g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày.
    • Làm tóc, râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu: Lấy 400g hà thủ ô đỏ và 400g hà thủ ô trắng đem ngâm với nước vo gạo trong 4 ngày, sau đó cạo bỏ vỏ, cho vào chõ nấu với đậu đen. Sau khi chín, lấy hà thủ ô đi phơi khô và lặp lại các bước trên 9 lần. Cuối cùng, lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.

5. Sâm Cau

Tác dụng của sâm cau đã được các thầy thuốc y học cổ truyền biết tới từ xa xưa. Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Philipin và Trung Hoa đề đưa loại cây này vào danh mục những vị thuốc chữa bệnh.

  • Tác dụng của Sâm Cau

Là làm ôn thận (thận ấm), trừ hàn thấp, cường tráng gân cốt. Cây được dùng trong việc chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, tiểu tiện không cần được, lưng, tay chân lạnh.

Ngoài ra cây thuốc quý ở trong rừng sâm cau còn dùng chưa các bệnh trĩ, đi phân lỏng, đau bụng, chữa ho, vàng da.

Được chất thường được dùng để đẩy mạnh khả năng thích nghi của cơ thể con người trong trường hợp thiếu Oxy, tăng cường chức năng miễn dịch, có công dụng tương tự, thay thế hormone sinh dục nam (được thực hiện trong một cuộc thí nghiệm bằng việc tiêm cồn có chứa thuốc sâm cau đỏ cho chuột đã bị cắt bỏ hai tinh hoàn với liều lượng 10gr/kg thì thầy trọng lượng của túi tinh tăng lên đáng kể).

6. Ba Kích

Ba Kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích bổ thận, tráng dương cường gân cốt, khử phong thấp,… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ản ngủ kém.

Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớ. Cây Ba Kích có những công dụng hữu ích sau để chữa bệnh:

Huyết áp cao

Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.

Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh:

Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

Thận hư, dương uý, di tinh

Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

Trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần

Ba kích 12g, sơn thù du 12g, thọ tu tự 12g, tang phiêu tiêu 12g. Sắc uống hoặc tán bột uống.

Bổ thận, tráng dương

Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.

Hỗ trợ điều trị liệt dương

Cây thuốc quý ở rừng – Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Trị thận hư, đau lưng

Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước.

Chữa đau lưng, chân tê, chân yếu, mỏi ở người già

Ba kích, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thỏ ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần với nước ấm.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ

Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trên đây là tổng hợp các loại cây thuốc quý trong rừng được dùng rất nhiều để điều trị bệnh. Hy vọng những bài viết của Phúc Nguyên Đường đã làm hài lòng các độc giả. 


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: Những cây thuốc quý trong rừng chữa bách bệnh không nên bỏ qua

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng