Những cây thuốc Nam lợi tiểu hiệu quả có thể bạn chưa biết

Những cây thuốc Nam lợi tiểu hiệu quả có thể bạn chưa biết

Theo dân gian thì chúng ta có rất nhiều những bài thuốc có tác dụng lợi tiểu hiệu quả, và quan trọng hơn là những bài thuốc này rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, vừa dễ làm vừa dễ tìm mà lại không gây tác dụng phụ lên sức khỏe. Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu về những loại cây thuốc nam lợi tiểu hiệu quả nhất.

Những điều cần biết về những loại cây thuốc nam lợi tiểu và đối tượng sử dụng

Thuốc lợi tiểu là gì ?

  • Thuốc lợi tiểu được sử dụng các loại thảo dược để đưa nước hoặc muối thừa ra khỏi cơ thể. Những người bị huyết áp cao, suy tim, phù, và bệnh thận thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để trị những bệnh như thế này.
  • Nước thừa trong cơ thể mình khiến tim khó thực hiện công việc của mình và có thể gây khó thở.

Những ai cần dùng đến nó ?

  • Dư thừa một lượng chất lỏng nhất định trong các mô của cơ thể.
  • Ứ nước do nhiều tình trạng bệnh khác nhau gây ra.
  • Thuốc nam lợi tiểu có thể hữu ích cho những người bị bệnh thận, thận không thể lọc kali, khiến kali bị tích tụ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Một số loại cây thuốc nam lợi tiểu hiệu quả nhất

Dưới đây, là một số loại cây thuốc nam lợi tiểu  dễ tìm và có công dụng rất tuyệt vời

1. Kim tiền thảo

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu.

Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu.

2. Cây mã đề

Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể.

Từ lâu mã đề là loại cây được sử dụng phổ biến trong dân gian làm món canh rau cực bổ và mát. Mã đề phơi khô nấu nước uống rất tốt cho hệ bài tiết.

Bên cạnh đó mã đề còn là vị thuốc điều trị một số bệnh phổ biến như trị viêm cầu thận cấp tính, viêm cầu thận mãn tính, viêm bàng quang cấp tính, viêm đường tiết niệu cấp, viêm bể thận cấp tính, các bệnh về sỏi,….

Vì vậy mã đề đóng một vai trò rất trọng trong đời sống. Đây là thuốc lợi tiểu trong đông y rất hiệu quả nhưng lại ít người biết đến.

Cách dùng: hạt mã đề 10g, cam thảo 2g rồi đem sắc với 600ml nước trong vòng nửa tiếng.

Với lượng nước sắc ngày người bệnh sẽ chia đều làm 3 lần uống trong ngày

Cây còn có tác dụng bào mòn viên sỏi, khiến sỏi nhỏ dần, sau đó trôi dần theo đường tiểu mà ra ngoài. Làm lợi tiểu: 10g hạt mã đề, 2g cam thảo, 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

3. Nghệ

Nghê giúp kháng viêm, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch

Với các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa cao có chứa trong nghệ, loại củ này có thể giúp giảm viêm và nhiễm trùng thận. Bạn nên sử dụng thêm bột nghệ vào các món ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng.

4. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ có tính ôn, vị đắng và hơi chua. Có tác dụng giải độc, giúp an thần dễ ngủ, làm ổn định đường huyết trong cơ thể và giảm suy nhược sức khỏe.

Lưu ý khi sắc thuốc, trước đó cần lấy rễ cây trinh nữ rửa sạch phơi khô, ngâm với rượu trước rồi mới đem sắc nước uống.

5. Quả hồng xiêm

Lượng magie có trong hồng xiêm có lợi cho máu và các mạch máu. Kali giúp điều hòa huyết áp ổn định và thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Folate và sắt ngăn chặn các bệnh thiếu máu.

Ngoài ra trái cây này còn cải thiện sức đề kháng giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm. Hồng xiêm đóng vai trò như một chất lợi tiểu, giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể qua đường tiểu thường xuyên. Hàm lượng vitamin C dồi dào giúp chống ho và cảm lạnh rất hiệu quả.

Ăn hồng xiêm thường xuyên giúp bạn phòng chống và điều căn bệnh nhiễm trùng lạnh mãn tính. Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn các gốc tự do, làm giảm các nếp nhăn ở phụ nữ.

6. Rau diếp cá

Rau diếp cá có mùi tanh, tính mát vị hơi chua ngoài việc dùng để các món ăn còn có nhiều công dụng trong điều trị bệnh, đặc biệt là làm thuốc lợi tiểu.

Cần kết hợp với rau mã đề và rau má đây đều là những rau có thuộc tính mát rất tốt cho thanh nhiệt và tiêu lợi giải độc.

Cách dùng: rau má, rau mã đề, rau diếp cá mỗi loại lấy 50g lá tươi rửa sạch cho vào máy xay nhuyễn rồi chắt lấy nước uống.

7. Cây lục lạc ba lá tròn

Hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng với khá nhiều bệnh có thể chữa tiểu tiện nhiều lần. Hạt có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa. Thường dùng hạt để trị chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh, bạch đới, chứng đa niệu.

Hạt ngày dùng 6-12g thêm nước sắc uống. Toàn cây ngày dùng 60-80g cây tươi thêm nước sắc uống. Dùng ngoài giã nát, thêm ít rượu đắp lên nơi đau.

8. Cây dứa bà

Dứa bà có vị ngọt, hơi cay, tính bình, không độc có tác dụng nhuận phế hóa đàm, chỉ khái. Dùng chữa ho, ho ra máu do lao phổi, thổ huyết, hen suyễn. Dịch lá được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh. Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống giang mai. Lá được dùng thuốc trị ho do hư lao, cầm máu, chứng thở khò khè.

9. Cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc (cây trâm ổi), hoa cao 0,75 đến 1,25mm. Thân hoa vuông và lông nhất là ở ngọn. Lá hoa mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt dài 7 – 15cm. Trị sỏi tiết niệu rất tốt.

Dùng 20 gam cứt lơn, mã đề 20 gam, râu ngô 12 gam, kim tiền thảo 16 gam. Sắc uống ngày 1 tháng, chia ra làm 2 đến 3 lần uống.

10. Cây thương lục

Cây thương lục là một thảo dược. Ở Việt Nam, vốn đã có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L, nhưng ít phổ biến nên khá là khó tìm.

Trị viêm thận cấp và mãn: thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

11. Cây mùi tây

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn.

Bạn có thể dùng quả, rễ và lá làm thuốc. Quả và rễ của mùi tây thường dùng khô.

Mùi tây là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể tẩy sạch các chất cặn ứ đọng trong thận và giúp giảm số lượng sỏi thận một cách tự nhiên.

12. Cây mã thầy

Củ của cây mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen.

Khi sử dụng bạn nên cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi còn được nấu chè ăn cho mát.

Cách chữa bệnh bằng mã thầy như sau: Hằng ngày, ăn củ tươi hoặc nghiền củ lấy nước uống hoặc uống bột củ để giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc rượu, lợi tiểu.

13. Cây nàng nàng

Cây nàng nàng có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Cây này nhỏ, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá cây mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 – 11cm.

14. Cây móng lưng rồng

Móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, lợi tiểu dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

15. Cây rau om

Cây rau om (rau ngổ) có thể dùng làm gia vị, giúp dễ tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn có thể làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

16. Cây mía

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic có cả axit stearic và axit capronic. Ngoài ra còn có lexitin, phytosterin.

17. Cây thốt nốt

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt.

Dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

18. Cây sương sáo

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

19. Cây găng

Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.

20. Cây đậu chiều

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Bạn cần phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

21. Cây đa

Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.

22. Cây cà dái dê tím

Cây cà dái dê tím hay còn gọi là cà tím. Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Có thể dùng để làm thuốc và thu hái khá dễ dàng. Chỉ cần đào rễ lên và rửa sạch.

23. Cây khế rừng

Khế rừng được dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Những lưu ý khi dùng những bài thuốc Nam lợi tiểu

  • Không nên dùng thuốc lợi tiểu quá lâu trong thời gian dài và liều lượng lớn
  • Trong khi đang sử dụng thuốc cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng một cách khoa học
  • Khi sử dụng lợi tiểu bằng thuốc nam cần có sự đồng ý của thầy thuốc kê đơn
  • Không dược dùng kết hợp cả thuốc đông y và tây y cùng một lúc, hãy sử dụng cách nhau từ 2-3 giờ

Phúc Nguyên Đường Hi vọng ít nhiều sẽ giúp bạn hiểu hơn về những loại cây thuốc nam giúp lợi tiểu


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: Những cây thuốc Nam lợi tiểu hiệu quả có thể bạn chưa biết

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng