Khám phá về cây tiêu – tác dụng của cây tiêu và cách chăm sóc cây

Khám phá về cây tiêu – tác dụng của cây tiêu và cách chăm sóc cây

Cây tiêu là nguồn gốc của một trong những loại gia vị được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất trên thế giới. Hạt tiêu đen, trắng và xanh đều đến từ cây tiêu (hồ tiêu) và được sử dụng phổ biến như một loại gia vị nóng và cây cho hương vị thức ăn. Hạt tiêu đen cũng được sử dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt cho các bệnh về tiêu hóa. Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu chi tiết về cây tiêu và cách chăm sóc cây tiêu như thế nào?

Tìm hiểu về cây tiêu

Cây tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn.

Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá cây tiêu là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm.

Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ.

Từ quả này có thể thu hoạch được tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây tiêu rất giòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.

Tên khoa học: Piper nigrum

Thu hoạch và chế biến

Hạt tiêu được thu hoạch mỗi năm một lần. Muốn có hạt tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).

Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ.

Hạt tiêu phơi hay sấy khô thành màu đen gọi là Hồ tiêu đen. Nếu đem quả chín ngâm nước vài ngày xát cho tróc vỏ ngoài phơi khô thành màu trắng gọi là Hồ tiêu trắng (Tiêu sọ). Hạt tiêu dùng sống, giã nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc.

Phân bố

Các nước khác có trồng tiêu nhiều như Thái lan, Malaixia, Indonexia, Ấn độ, Campuchia, đảo Hải nam (Trung quốc).

Cây Hồ tiêu được trồng khắp nơi từ Nam chí Bắc nhiều nhất là ở các tỉnh Châu Đốc, Hà Tiên, Bà Rịa, Quảng Trị.

Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa – Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen.

Thành phần hóa học

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1 người.

Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.

Những bệnh thường gặp ở cây tiêu

Cây tiêu là cây công nghiệp đang được trồng phổ biến hiện nay bởi lợi nhuận kinh tế siêu khủng mà nó mang đến cho hộ trồng. Nhưng trong tắt cả các loại cây trồng thì đây cũng là cây khó trồng và khó chăm sóc nhất vì cây dễ dàng mắc những bệnh hại thường gặp trên cây hồ tiêu nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và tệ hại hơn nữa là mất luôn cả vườn tiêu. Bệnh cây tiêu thường gặp:

  • Bệnh tảo đỏ
  • Bệnh vàng lá tiêu
  • Bệnh đốm lá
  • Bệnh nấm hồng

Tìm hiểu về bệnh lá vàng tiêu và các căn bệnh trên cây tiêu

Bệnh vàng lá còn có tên gọi khác nữa là bệnh chết chậm. Trong quá trình trồng và chăm sóc bà con quan sát nếu thấy cây có những triệu chứng như : vàng lá, bộ rễ của cây suy kiệt dần dần.

Nguyên nhân gây ra bệnh lá vàng tiêu.

Sự kết hợp giữa tuyến trùng Meloidogyne incognita và nấm Fusarium solani, nấm Phytopthora spp., Pythium spp.,.. là nguyên nhân gây nên bệnh vàng lá ở cây tiêu. Bệnh xuất hiện những nốt sần ở rễ chính từ đó tuyến trùng sẽ tấn công vào rễ và tạo ra những vết thương, nốt sưng. Những vết thương hở này khiến nấm có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ mạch dẫn của cây từ đó nấm sẽ làm thối rễ cây và cây không thể hút được chất dinh dưỡng. Từ đó cây ngừng sinh trường, bộ lá bị vàng và chết dân cây tiêu.

Tuyến trùng Meloidogyne incognita thường tấn công vào những phần mô mềm của cây như rễ non hoặc phần đầu chóp rễ, từ đó chúng cũng tạo ra những nốt sần cho nấm tấn công.

Thông thường số lượng và kích thước của những nốt sần sẽ phụ thuộc vào số lượng những tuyến trùng đã xâm nhập vào cây, lúc vừa mới xâm nhập chúng sẽ chỉ có vài mm nhưng khi số lượng tuyến trùng đông chúng có thể lên tới vài cm.

Triệu chứng bệnh

Trên thân lá: lá bị vàng từ dưới tán vàng lên trên tán, vàng từ trong tán vàng ra, do vậy các lá già thường vàng trước, sau đó héo và rụng, tiếp theo là các đốt rụng.

Vàng lá do tuyến trùng

Lá non sẽ bị teo nhỏ lại bạc màu. Bứt chiếc lá thì nó sẽ khá dai. Cây sẽ vàng đồng loạt, do cây không hút được dinh dưỡng. Cây chỉ vàng nhưng không chết.

Làm giảm năng suất. Để ý bộ rễ sẽ thấy cục cục tròn do tuyến trùng xâm nhập vào rễ làm tổ.

Ban đầu ở tiêu tơ sẽ không thấy vấn đề gì. Do nó vẫn ra nhiều rễ sinh trưởng mạnh. Nhưng tới giai đoạn kinh doanh lúc này mới biết nó là thế nào. Đây là kẻ thù mà ta sẽ ít khi gặp mặt được nó. Do nó rất nhỏ, là loại giun tròn gây hại cây trồng.

Bị rầy trắng, rệp sáp

Cũng tương tự như bị tuyến trùng. Tuy nhiên, cây vẫn hút được dinh dưỡng nhiều hơn nên lá chỉ héo héo như thiếu nước. Có một đặc điểm rất dễ nhận biết là tìm xung quanh cây sẽ phát hiện rất nhiều kiến. Kiến lửa hoặc kiến đen cao cẳng. Khi nặng bới nhẹ gốc rễ lên sẽ thấy măng xông màu trắng. Có loại hơi nâu.

Vàng lá do nấm chết chậm

Đặc điểm của nó cũng rất dễ nhận biết. Đó là nhìn đọt non, lươn sẽ thấy bị rụng. Hoặc không phát đọt, cùi đọt lươn. Khi bứt chiếc lá nó sẽ dễ dàng rụng.

Thậm chí còn tháo khớp rụng lóng nữa. Dấu hiệu để nhận biết vàng lá chết chậm do nấm thì ít nhiều cũng có lá bị thán thư, cháy mép lá, hay rụng đọt. Rất dễ nhận biết đúng không nào? Bà con chỉ cần bảo vệ bộ rễ khỏe mạnh không bị tuyến trùng rầy trắng thì cây cũng sẽ ít bị bệnh này. Khi rễ tổn thương nấm mới tấn công vào vết thương. Đặc biệt là dùng phân vô cơ làm cháy rễ, hay đào xới đứt rễ trong mùa mưa. Với loại bệnh này dùng phân đạm bón cho cây cây sẽ chết ngay lập tức.

Bệnh vàng thiếu dinh dưỡng

Nếu thiếu Magie nhìn lá vàng nhưng gân lá vẫn nổi màu xanh. Vàng lá thiếu Kẽm thì bẻ chiếc lá bóp vẫn thấy giòn. Chứng tỏ cây chỉ thiếu trung và vi lượng chứ không phải bị bệnh. Lá non thiếu chất thì 1 bên trắng 1 bên xanh hoặc hai mép lá bạc nhưng ở giữa vẫn xanh…

Còn một loại nữa là vàng lá do giống, thay đổi lá theo mùa. Như giống Sẻ đất đỏ vào mùa thu lá già chuyển màu vàng, nổi gân xanh hệt như thiếu Mg. Cây hồ tiêu không thay lá như cây phong, cây bàng. Nhưng nó cũng có một số biểu hiện nho nhỏ do mùa. Vì thế bà con cần biết đặc điểm này để khỏi chữa trị tốn kém. Nếu lo lắng chỉ cần phòng ngừa bằng Trichoderma kết hợp phân bón lá sinh học là đủ.

Những cây bị bệnh thường ra hoa đậu quả kém dẫn đến năng suất và chất lượng giảm, sau một thời gian cây bị chết.

Bệnh thư­ờng bị nhiễm vào mùa mư­a , những ruộng chăm sóc kém, bón ít phân kali và phân chuồng, tiêu thoát nước trong mùa mư­a kém bệnh th­ường biểu hiện nặng.

Biện pháp phòng trừ và các loại thuốc trị bệnh lá vàng tiêu

Nhóm nấm bệnh này và tuyến trùng sần rễ thường lây lan theo nguồn nước vì vậy trên những vườn bị bệnh cần vệ sinh đồng ruộng, gom bỏ toàn bộ thân, lá, rễ những cây bị chết đem đốt.

Bón phân cân đối, bón thêm phân vi sinh để tăng c­ường các vi sinh vật có ích hoạt động. Dùng các loại phân bón lá tăng cường sự hấp thu để nuôi quả chống hiện tượng rụng quả trong những tháng tới. Làm các hệ thống tiêu thoát nư­ớc trong vư­ờn, tránh úng đọng nư­ớc.
Sử dụng kết hợp một số thuốc trị bệnh lá vàng tiêu trừ tuyến trùng và trừ bệnh như­:

  • Thuốc trừ tuyến trùng: Tecvigo, Hiệu Con Voi, Classico, Quick Removal…
  • Thuốc trừ nhóm nấm Phytophthora, Pythium: Ridomil Gold 68WP, EpNon P340, EfiGo, TungManZeb, RiDoXanil …
  • Dùng chế phẩm nấm đối kháng Tricoderma có tác dụng trừ được các loại nấm gây hại vùng rễ.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học Nema, trong chế phẩm vi sinh này có xạ khuẩn có khả năng tiêu diệt tuyến trùng và nấm Tricoderma có tác dụng tiêu diệt nấm hại gốc và rễ cây hồ tiêu.

Ngoài ra, loại phân bón này còn cung cấp chất dinh dưỡng cho hồ tiêu bởi trong phân có nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, có vi sinh vật cố định đạm cung cấp đạm cho hồ tiêu. Thêm nữa, còn làm tăng độ mùn, làm đất tơi xốp…

Tiến hành bỏ vôi và khoáng hạ phèn bổ sung trung và vi lượng như: Supper ZicBoMas, BiO99, Vino 79, Nano-S… Sau đó tiến hành bỏ phân chuồng hoai mục ủ Trichoderma để cây khỏi tái phát. Nếu không có dùng phân hữu cơ vi sinh đã xử lý.

Trường hợp đau lòng nhất là xịt thuốc quá liều hoặc kết hợp thuốc trị bệnh lá vàng tiêu không đúng. Dẫn đến xảy ra phản ứng hóa học tạo thành chất khác. Để cây rụng lá thê thảm, cháy lá, quăn lá, nám lá… Lúc này bà con sẽ hoang mang. Trường hợp này bà con cần bình tĩnh. Vẫn có thể cứu vãn tình hình bằng cách xịt nước lên rửa bớt thuốc trị bệnh lá vàng tiêu còn tồn dư trên lá. Sau đó xịt bám dính sinh học + Trichoderma sẽ giải độc cho lá.

Với bám dính sinh học nếu bà con biết sử dụng còn hạn chế được sương muối nữa. Trường hợp cây bị sương muối cũng áp dụng biện pháp tương tự. Đây là phương pháp trị và ngừa sương muối rất ít người biết. Áp dụng hiệu quả nhất vào lúc tiêu trổ bông gặp sương muối. Trong mùa mưa hiện nay, khi dùng thuốc trị bệnh lá vàng tiêu có thể dùng cần sục để sục thuốc vào đất để hạn chế đứt rễ tiêu.

Bài viết đến đây là kết thúc, hi vọng những điều trên đã giúp các bạn biết thêm về cây tiêu và cách chăm sóc cây. Cảm ơn đã theo dõi


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: Khám phá về cây tiêu – tác dụng của cây tiêu và cách chăm sóc cây

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng