Bệnh viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng của đường hô hấp dưới. Nó có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, và đặc biệt phổ biến vào mùa đông và mùa xuân khi nhiệt độ liên tục thay đổi và có sự khác biệt đáng kể giữa ngày và đêm. Điều này làm cho những người có đề kháng kém và cơ thể yếu dễ bị bệnh hơn.
Thêm vào đó, thời tiết ẩm ướt và mưa phùn dài ngày của mùa xuân tạo nên điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển, lây lan.
Đây là cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh tật của con người, đặc biệt là viêm phổi và các bệnh hô hấp khác.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm phổi là vi khuẩn.

Các nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp là vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae. Ngoài ra, các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi không điển hình là loại Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydiae pneumoniae.
Người ta còn ghi nhận, các virus như: virus cúm, cúm gia cầm, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus, Coronavirus… cũng có thể gây viêm phổi nặng. Thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm các loại virus chiếm khoảng 10% các bệnh nhân viêm phổi. Một số trường hợp khác do nấm hoặc ký sinh trùng.
Các tác nhân này có thể xâm nhập vào phổi theo các con đường hít phải vi khuẩn ở môi trường bên ngoài hoặc từ ổ nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên… Viêm phổ còn thường gặp sau nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn…
7 nhóm đối tượng dễ bị bệnh viêm phổi nhất?

Viêm phổi là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng tới 450 triệu người mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 75 tuổi là cao nhất.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tuổi của bệnh nhân và sức khỏe nói chung, viêm phổi có thể tiến triển nhẹ hoặc nặng. Dưới đây là những đối tượng dễ bị nhiễm viêm phổi nhất:
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Người mắc bệnh phải nằm điều trị lâu
- Người có tình trạng vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi, người nghiện rượu người hút thuốc lá
- Người mắc các bệnh lý trong đó có bệnh lý giãn phế quản, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Người bị bệnh tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan
- người làm việc có nhiều khói bụi ô nhiễm môi trường
Triệu chứng của viêm phổi là gì?
Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện của bệnh viêm phổi có những điểm khác nhau
- Các biểu hiện phổ biến:
- Ho thường kèm theo cảm giác khan cổ họng
- Xuất hiện đờm có màu vàng, xanh hoặc có máu
- Khó thở, tim đập loạn nhịp
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Thường xuyên đổ mồ hôi
- Đau ngực nhi thở và đau tức ngực khi ho
Ngoài ra, tình trạng ho ra máu, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, thở khò khè, đau khớp và cơ là những biểu hiện hiếm gặp của viêm phổi

Nếu không được điều trị đúng, viêm phổi nặng có thể gây ra các biến chứng tại phổi như:
- Suy hô hấp, xẹp một thùy phổi, áp xe phổi;
- Các biến chứng trong lồng ngực có thể là: tràn dịch màng phổi, tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim…
- Biến chứng xa có thể xảy ra là: Viêm nội tâm mạc cấp tính; Viêm khớp; Viêm màng não…
Phòng ngừa bệnh viêm phổi cần làm gì?
Để ngăn ngừa viêm phổi, cần lưu ý ngững diều sau đây:
- Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, nhất là với người già và trẻ nhỏ.
- Không uống nhiều rượu, không hút thuốc lào, thuốc lá
- Chú ý vệ sinh tay, răng miệng vài tai mũi họng hằng ngày
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người
- Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút
Ngoài ra, đối với những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch hoặc trẻ nhỏ có thể tăng cường sức khỏe phổi, hệ miễn dịch bằng những sản phẩm bồi bổ như đông trùng hạ thảo, nước uống bổ phế lê hoa chuông hoặc hồng sâm Hàn Quốc để phòng ngừa bệnh từ sớm.