Hướng dẫn Cách phân biệt nhân sâm thật giả chuẩn xác

Hướng dẫn Cách phân biệt nhân sâm thật giả chuẩn xác

Việt Nam hiện đang là thị trường tiêu thụ nhân sâm lớn thứ 5 của Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu vào thị trường này năm 2016 đạt 11 triệu USD và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa từ năm 2018.

Thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều loại sâm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Vậy phải làm sao để biết được đâu là nhân sâm Hàn Quốc thật, đâu là nhân sâm giả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải nan đề trên để tránh khỏi các loại sâm giả.

Cách phân biệt nhân sâm thật giả

Để phân biệt được sâm Hàn Quốc thật hay giả bạn cần đọc kỹ những thông tin sau.

1/ Cách phân biệt sâm tươi với sâm giả, sâm non

Nhân sâm tươi Hàn Quốc đủ 6 năm tuổi:

  • Phần đầu củ thường có từ 3 – 4 mắt mọc chen nhau.
  • Củ sâm thường có màu vàng ngà, già màu. Nếu sâm được trồng tại khu vực phía bắc Hàn Quốc nơi tiếp giáp với Triều Tiên thì màu củ sâm sẽ vàng sậm hơn. Còn nếu sâm được trồng tại vùng miền Trung (nơi đất cát) thì sâm thường có màu vàng hơi trắng, vàng nhạt hơn.
  • Củ có hình người rõ ràng phần đầu hơi to và nhỏ dần xuống phần rễ.
  • Rễ sâm chủ yếu mọc ở dưới chân củ sâm, phần thân rất ít rễ và có mùi thơm đặc trưng của nhân sâm rất hấp dẫn.
  • Khi sử dụng sâm có vị thanh ngọt xen lẫn với vị đắng nhẹ.

Cách phân biệt nhân sâm tươi chất lượng qua hình dáng bên ngoài

  • Nhân Sâm Hàn Quốc khi được vận chuyển về Việt Nam được đóng hộp nguyên củ có cả rễ và đất để tươi hơn. Tuy nhiên chúng cũng chỉ bảo quản được 1 tuần đến 10 ngày trong tủ lạnh.
  • Trên thị trường hiện nay, nhân sâm tươi có rất nhiều loại: từ 2 củ/kg, 3 củ/kg, 4 củ/kg, 5 củ/kg. Trong số này thì loại sâm từ 2 đến 6 củ/kg thường sẽ là sâm đủ 6 năm tuổi.
  • Củ nhân sâm tươi 6 năm tuổi khi cầm thấy rất chắc tay, không có cảm giác nhẹ, xốp.
  • Khi thái lát phần thân củ sâm sẽ thấy lát sâm có nhiều đường vân, nhiều vòng vân, thớ sâm mịn với kết cấu chặt chẽ.
  • Khi ăn phần thân của củ sâm thấy rất giòn, có vị ngọt, đắng nhẹ, rất dễ ăn, vị nhân sâm gần giống như củ đinh lăng nhưng nồng vị sâm hơn, ngọt đậm hơn. Sau ăn xong vị ngọt còn đọng rất lâu nơi đầu lưỡi và cuống họng, vị ngọt lâu, ngọt hậu

Xem ngay giá Nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi

Nhân sâm giả, sâm non:

  • Phần đầu củ sâm không có 3 – 4 mấu chồi rõ ràng, đầu củ không tròn và rắn chắc như nhân sâm 6 năm tuổi.
  • Thân củ sâm cắt gọt sạch sẽ, không có lớp đất dính xung quanh do được rửa sạch và có thể tẩm hóa chất.
  • Củ nhân sâm giả thường có màu trắng bệch hoặc có màu vàng trắng chứ không có màu vàng hoàng thổ như nhân sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi.
  • Củ sâm thường nhỏ hơn có thân hình hơi thon dài. Với nhân sâm giả (sâm Trung Quốc) thường chỉ có rễ cọc và rất ít rễ con, gần như không có rễ con.
  • Chân sâm có hình dáng không rõ ràng, cùng kích thước nhưng trọng lượng nhẹ.
  • Khi cầm sẽ thấy có cảm giác củ sâm mềm, không chắc chắc.
  • Lát sâm có các đường vân nhưng nhiều xơ, bề mặt không mịn, còn với sâm Hàn Quốc non không đủ 6 năm tuổi thì bề mặt lát sâm sẽ có ít vòng hơn, kết cấu không chặt chẽ.
  • Sâm giả khi ăn sẽ không thấy có vị sâm hoặc vị rất ít, nhạt, ăn xong không thấy ngọt nơi đầu lưỡi và cuống họng.

2/ Cách phân biệt nhân sâm khô thật giả

Cách phân biệt sâm khô thật:

  • Khi cắt củ sâm ra thấy ruột của củ sâm đặc hoàn toàn, không bị rỗng ruột, chất lượng đồng đều.
  • Toàn bộ từ trong ra ngoài có màu hồng đều.
  • Độ dài thân củ: 4,5 cm trở lên, hai chân phát triển đồng đều (Thái cực sâm không có chân).

>>> Tham khảo: Sâm chính phủ KGC – Hãng sâm số 1 Hàn Quốc

Đếm vân trong củ sâm để xác định số tuổi

Đếm vân trong củ sâm để xác định số tuổi

Cách phân biệt nhân sâm khô giả:

Để có thể phân biệt được nhân sâm khô giả, các bạn cần chú ý:

  • Thân của củ sâm khô nhăn nheo, không căng và không trơn láng.
  • Thân của củ sâm bị rỗng ruột, không đặc.

Xem ngay giá SÂM CỦ KHÔ HÀN QUỐC – HỒNG SÂM SỐ 1 CHO SỨC KHỎE

Các loại sâm Hàn Quốc bị làm giả

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sâm được làm giả tinh vi, những cơ sở sản xuất sâm giả từ đậu đũa dại, sâm đất, sơn lâm và trong đó không thể không nhắc đến sâm thương lục là loại được làm giả nhiều nhất.

Nhân sâm giả thường được làm từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục, niễng rừng và hoa sơn sâm

Một số cách phân biệt nhân sâm thật giả:

Phân biệt nhân sâm giả từ đậu đũa dại:

  • Có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5 cm,
  • Bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ.
  • Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy.
  • Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.

Phân biệt nhân sâm giả từ loại sâm đất:

  • Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm.
  • Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ.
  • Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy.
  • Mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.

Phân biệt nhân sâm giả từ thương lục:

  • Có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần.
  • Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen.
  • Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai, dẻo, khó bẻ gãy.
  • Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.

Phân biệt nhân sâm giả từ sơn oa cự:

  • Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính.
  • Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, vị hơi đắng.

Phân biệt nhân sâm giả từ hoa sơn sâm:

  • Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm.
  • Bên ngoài có màu nâu nhạt.
  • Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên.
  • Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu.
  • Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.

Đang xem: Hướng dẫn Cách phân biệt nhân sâm thật giả chuẩn xác

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng