13 cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con Tây Tạng

13 cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con Tây Tạng

ThS. Ngô Thùy Trang cho biết, cách sử dụng đông trùng hạ thảo tốt nhất là đem hầm hoặc nấu canh với các loại thịt. Người sau khi ốm dậy có thể hầm cách thuỷ vài con Đông trùng hạ thảo Tây Tạng với vịt, chim bồ câu,… cùng ít hạt sen, long nhãn sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Đông trùng hạ thảo từ lâu được sử dụng như thảo dược trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Ngoài ra, nó còn được tận dụng như một nguyên liệu quan trọng trong nấu ăn với nhờ công dụng bồi bổ khí huyết.

Những lưu ý khi chế biến đông trùng hạ thảo

Để tránh làm mất chất dinh dưỡng cũng như gây nên các tác dụng phụ không đáng có, trong cách chế biến đông trùng hạ thảo Tây Tạng, chị Ngô Thùy Trang – CEO của Phúc Nguyên Đường khuyên người sử dụng nên lưu ý các vấn đề sau:

a/ Xem xét tình trạng sức khỏe trước khi dùng

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng tuy tốt nhưng khi dùng cần cân nhắc tình trạng sức khỏe của người dùng.

Đối với cơ thể người bình thườngThS. Ngô Thùy Trang khuyên nên dùng từ 2-3 gram đông trùng tư nhiên một ngày. Những người hay mệt mỏi, mới ốm dậy hoặc cần bồi bổ sau phẫu thuật… thì có thể tăng liều lượng lên khoảng 6 – 9 gram/ ngày. Riêng với đông trùng hạ thảo ngâm rượu thì mỗi ngày chỉ 1 – 2 chén là có thể cải thiện khả năng sinh lý ở nam giới rồi.

b/ Không chế biến ở nhiệt độ quá cao và quá lâu

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng như axit amin và các hoạt chất dược học, khi đưa vào nhiệt độ cao rất dễ bị phân hủy. Vì nấm có nguồn gốc tự nhiên nên khi hầm với các loại thịt trong thời gian lâu sẽ làm mất hương vị của nấm và phân hủy các axit amin cùng dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Để món ăn vừa hấp dẫn và giàu dinh dưỡng nhất cần chú ý, sau khi hầm chín thịt thì mới bổ sung nấm đông trùng hạ thảo. Đun thêm khoảng 15 phút để cho nấm thúc ra các hoạt chất và quyện, ngấm vào với thịt.

c/ Tránh ánh sáng trực tiếp 

Ánh sáng trực tiếp có rất nhiều các tia bức xạ làm biến đổi màu và thành phần hoạt chất của nấm đông trùng. Vì vậy, sau khi sử dụng bạn nên bảo quản nấm trong ngăn tủ mát hoặc để sản phẩm tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

d/ Không dùng đồ kim loại

Vì sao lại không thể dùng nồi kim loại để đun nấu? Trả lời câu hỏi này, chị Trang cho hay: “Nấm đông trùng hạ thảo rất giàu dinh dưỡng và hoạt chất nên khi sử dụng với các sản phẩm có nguồn gốc kim loại dễ sinh ra các chất làm ảnh hưởng đến cơ thể người dùng. Để đảm bảo an toàn, tốt nhât nên sử dụng nồi đất”.

e/ Không ăn củ cải, đồ cay nóng với đông trùng hạ thảo

Củ cải có tác dụng thông khí, làm tăng tốc nhu động cửa đường ruột. Điều này khiến thời gian lưu trữ đông trùng hạ thảo trong ruột ngắn đi, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất. Do đó, nên ăn ít hoặc tốt nhất không ăn củ cải sau khi dùng đông trùng hạ thảo.

Đồ ăn cay không thúc đẩy đường tiêu hóa nhưng lại có nhiều gia vị phụ như tiêu, ớt,… hầu hết các gia vị này đều có tác dụng phân kỳ. Nếu ăn chung với đông trùng hạ thảo có thể gây nên các tác dụng phụ.

f/ Không tự ý sử dụng đông trùng hạ thảo tùy tiện

Nhắc đến Đông trùng hạ thảo ai cũng nghĩ đây là “thần dược” giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sinh lực…Vì thế, nhiều người đã tự ý sử dụng mà không theo sự hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Điều này dẫn đến các trường hợp “ngộ độc” với biểu hiện phát ban, nổi mề đay, chảy máu trong,…

Chị Trang cũng nói thêm với Phúc Nguyên Đường rằng nấm đông trùng hạ thảo không dùng cho trẻ khỏe mạnh dưới 12 tuổi, bà bầu từ tháng thứ 3 trở đi. 

***Đông trùng hạ thảo có cần phải rửa không?

ThS Ngô Thùy Trang đã khẳng định rằng: Đông trùng hạ thảo Tây Tạng tại Phúc Nguyên Đường sau khi khai thác đã được rửa sạch đất cát, sấy khô và khử trùng. Vì thế, khách hàng không cần phải rửa qua với nước hay ngâm với nước nóng. Nhiều khách hàng do không biết nên đã ngâm đông trùng hạ thảo quá lâu, khiến các dưỡng chất của giảm đi.

Lưu ý: Nếu khách hàng mua đông trùng hạ thảo tại các cửa hàng khác thì nên ngâm qua với nước ấm 5 – 10 phút rồi sử dụng để tránh những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo với sức khỏe.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành các món ăn, bạn chỉ nên dùng 2 -3 lần/ tuần để đảm bảo cơ thể hấp thụ và chuyển hóa hết các chất dinh dưỡng trong đông trùng hạ thảo.

Dưới đây là hơn 10 cách chế biến đông trùng hạ thảo đem lại tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe:

1/ Đông trùng hạ thảo hầm thịt gà

Món ăn này có giúp khí huyết lưu thông, chuyên trị thiếu máu, xuất tinh ngoài về đêm, đau thắt lưng và đầu gối, phụ nữ tắt kinh nguyệt, ho và ra mồ hôi trộm.

– Nguyên liệu: 1 – 2 con đông trùng hạ thảo, 1 con gà mái nặng 1,5 kg, 1g mì chính, 30g tiêu xanh, 30g gừng, 10g muối ăn, 100ml rượu vang, 2 lít nước.

– Cách làm: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, ướp qua với hạt tiêu, gừng, rượu vang, muối rồi bỏ vào nồi hầm trong 2 tiếng. Khi gà chín mềm thì cho đông trùng hạ thảo vào hầm thêm 15 phút nữa là dùng được.

2/ Cháo đông trùng hạ thảo

Cháo đông trùng nghe thì đơn giản nhưng lại rất hữu hiệu trong việc tăng cường phục hồi chức năng cho người bệnh, trị hen suyễn, cơ thể suy kiệt.

– Nguyên liệu: Gạo nấu cháo, 300g thịt gà nạc, 1- 2 con đông trùng hạ thảo nguyên con , gia vị, hạt tiêu.

– Cách làm: Luộc chín gà, để nguội xé thành các sợi dài mỏng. Vo gạo và cho nước vào nấu thành cháo. Khi cháo vừa chín cho đông trùng hạ thảo và thịt gà xé vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn ,đun từ 10-15 phút thì tắt bếp.

3/ Đông trùng hạ thảo hấp cơm

Đông trùng hạ thảo hấp cơm? Nghe thì lạ nhưng rất đáng để thử. Món ăn này vừa đơn giản lại dễ sử dụng, hơn nữa còn đặc biệt được các bác sĩ khuyên dùng trong điều trị viêm gan B.

– Cách làm: Cho 1 – 2 con đông trùng hạ thảo vào trong nồi cơm hấp chín và ăn ngay (có thể hấp cùng thịt nạc).

4/ Đông trùng hạ thảo hầm baba

Bản thân baba được coi là một loại thuốc giúp kéo dài thời gian tồn tại của kháng thể, tiêu tan khối u. Khi hầm với đông trùng Tây Tạng, món ăn này đặc biệt tốt cho các bệnh nhân bị ung thư gan và dạ dày. Ung thư phổi thể phế thận lưỡng hư.

– Nguyên liệu: 2 con đông trùng hạ thảo, ba ba 1 con bỏ đầu, chia làm 4 phần, đại táo 10 quả bỏ hạt, hành cắt đoạn, gừng thái lát, tỏi đập dập,và các gia vị vừa đủ

– Cách làm: cho ba ba vào nồi luộc sơ rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ chân. Cho baba vào nồi cùng đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Khi baba đã chín thì cho đông trùng hạ thảo vào hầm tiếp 15 phút là được.

5/ Đông trùng hạ thảo hầm sườn lợn

Nhờ hàm lượng B2 cao trong thịt heo nên món ăn này giúp giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa các chứng viêm da hiệu quả.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với sườn heo

– Nguyên liệu: 2 con đông trùng hạ thảo, sườn heo 500g, hoài sơn 250g, táo tàu khô 6 quả, rượu nếp, gừng 3-5 lát, kỷ tử 20g, hành lá 10g, gia vị vừa đủ.

– Cách làm:

  • Sườn heo rửa sạch rồi luộc qua với nước rồi vớt ra.
  • Hành, hoài sơn rửa sạch, xắt khúc thành các miếng nhỏ vừa ăn.
  • Cho nước lạnh vào nồi, thêm một muỗng cafe rượu gạo, 3-5 lát gừng tươi.
  • Đun sôi nước thì thả sườn heo vào đun sôi một lát thì cho các nguyên liệu: gừng, hành lá, kỷ tử, táo tàu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Đun sôi bằng lửa lớn sau đó hầm bằng lửa nhỏ trong vòng một giờ để sườn heo chín nhừ và để nguyên liệu ngấm gia vị.
  • Cho hoài sơn và đông trùng hạ thảo vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 20 phút, nêm nếm lại gia vị sau đó tắt bếp và dùng được ngay.

 

6/ Đông trùng hạ thảo hầm thịt dê

Thịt dê từ lâu đã được đánh giá cao về giá trị y học. Những món như thịt dê nhâm sâm, đông trùng hạ thảo, nhung hươu ăn cùng với một số loại nấm quý giúp trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng, chữa yếu sinh lý của nam giới. Ngoài ra, thịt dê hầm đông trùng hạ thảo còn giúp bổ khí huyết, chữa các bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể ở phụ nữ.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với thịt dê

– Nguyên liệu: 1 – 2 con đông trùng hạ thảo, 500gr thịt dê, 30gr hoài sơn, 15gr kỷ tử, 4 lát gừng tươi, 4 quả chà là, cùng gia vị.

– Cách làm: Rửa sạch thịt dê, cắt lát (hơi to một chút), rồi trụng qua nước sôi để khử mùi. Kỷ tử, chà là, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả cùng một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ hầm tiếp trong 2 giờ. Sau đó cho tiếp đông trùng hạ thảo vào và nấu trong 15 phút là được.

7/ Đông trùng hạ thảo hầm chim cút hoặc bồ câu

Người Trung Quốc vẫn duy trì câu châm ngôn: Một con chim bồ câu còn tốt hơn 9 con gà. Điều này chứng tỏ thịt chim thực sự tốt cho sức khỏe. Đông trùng hạ thảo hầm chim cút/bồ câu giúp bổ gan khỏe thận, thanh nhiệt giải độc, có tác dụng tốt cho việc cải thiện cơ bắp, làm cho cơ thể trở nên linh hoạt hơn.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với chim bồ câu

– Nguyên liệu: Bồ câu/chim cút 1 con, đông trùng hạ thảo 2 con, hoài sơn 30gr. Tiêu xanh 30g, gừng 30g, 100ml rượu vang, gia vị.

– Cách làm: Bồ câu, chim cút làm lông, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch. Cho bồ câu/chim cút, gừng, chút gia vị vào nồi với 2 lít nước. Bật bếp để lửa to, khi sôi vặn nhỏ lửa, vớt bọt, hầm trong khoảng 40 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn,rồi cho đông trùng hạ thảo vào đun thêm khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp.

8/ Canh cá nước ngọt, táo đỏ, đông trùng hạ thảo

Món này có tác dụng dưỡng âm bổ thận, bồi bổ cơ thể cường tráng, bổ khí huyết.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với cá

– Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 2 con, cá nước ngọt 500g, táo đỏ 10 quả, gừng tươi 1 củ.

– Cách làm: Cá làm sạch vẩy, bỏ nội tạng rửa sạch, gừng thái lát. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, sau khi sôi thì chỉnh lửa nhỏ hấp cách thủy trong 2 tiếng. Sau đó cho đông trùng hạ thảo nấu thêm 15 phút là được.

9/ Canh đông trùng hạ thảo, bạch cập

Bạch cập là một loại hoa lan vị ngọt tính hơi hàn, khi kết hợp với đông trùng có tác dụng bổ thận nhuận phổi, bổ hư ích tinh, dùng chữa âm hư, khó thở, ho lao, ho khan.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với bạch cập

– Nguyên liệu: 2 con đông trùng hạ thảo, 20g bạch chỉ, 20g hoài sơn, đường phèn.

– Cách làm: Trước tiên lấy đông trùng hạ thảo, bạch chỉ, hoài sơn dược nghiền thành bột mịn, trộn đều rồi cho vào nồi. Thêm nước vừa đủ và đường phèn, dùng lửa to đun sôi rồi dùng lửa nhỏ đun khoảng 10 phút thành canh là có thể dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần.

10/ Súp đuôi bò hầm đông trùng hạ thảo

Sự kết hợp giữa đông trùng hạ thảo và đuôi bò sẽ biến món ăn quen thuộc này trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn. Đồng thời còn tăng thêm các tác dụng như cường dương, bổ thận, bồi bổ cơ thể, chữa bệnh yếu sinh lý, liệt dương, vô sinh, tăng cường sức đề kháng.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với đuôi bò

– Nguyên liệu: Đuôi bò ½ cái, đông trùng hạ thảo 2 con, nấm hương 80g, táo tàu khô 50g, long nhãn 50g, kỷ tử 50g, hành lá tươi, gừng, muối, rau mùi 1 bó, rượu nấu ăn 1 muỗng cafe, gia vị vừa đủ.

– Cách làm: Đuôi bò chặt từng khúc rửa sạch, ngâm với muối, gừng tươi và một chút rượu gạo trong vòng 1 tiếng để khử trùng. Sau đó cho đuôi bò, gừng, long nhãn, rượu vang, cùng các nguyên liệu khác vào nổi. Hầm nhỏ lửa trong vòng 3 tiếng. Cuối cùng cho đông trùng hạ thảo và kỷ tử và đun thêm 15 phút thì bắc ra.

11/ Vịt hầm đông trùng hạ thảo

Vịt hầm đông trùng đặc biệt tốt nam giới, người bị suy nhược cơ thể, suy giảm ham muốn tình dục, nhất là nam giới ở độ tuổi trung niên.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với vịt

– Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 2 con, vịt đực già 1 con 1,5kg, rượu trắng, gừng tươi 5g, hành củ 10g, bột hồ tiêu 3g, muối 5g.

– Cách làm: Vịt cắt tiết, bỏ lông và mổ moi nội tạng và rửa sạch, trần qua nước sôi và rửa qua bằng nước lạnh. Nhồi đông trùng hạ thảo, gừng, hành vào trong bụng vịt. Cho thêm chút nước, muối, bột hồ tiêu, rượu trắng. Cho vịt lên hấp khoảng 90 phút, sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn, đun thêm 1 lúc là ăn được.

12/ Đông trùng hạ thảo hầm bong bóng cá

Món ăn lạ lùng này rất phù hợp với chị em phụ nữ bởi tác dụng bổ khí huyết chữa các bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với bong bóng cá

– Nguyên liệu: 1 – 2 con đông trùng hạ thảo, thịt gà 150g, bong bóng cá phơi khô 1 cái, táo tàu 1 quả, rượu gạo, gừng, gia vị vừa đủ.

– Cách làm: Bóng bóng cá ngâm trong nước cho mềm rồi đem thái sợi dài, bề ngang 1cm. Cho thịt gà, bong bóng cá, táo tàu và gừng vào nồi, thêm nước bắt đầu hầm. Sau khi hầm lửa nhỏ trong vòng 30 phút thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Hầm nhỏ lửa thêm 1,5 giờ thì cho đông trùng hạ thảo. Nấu khoảng 15 phút nữa rồi tắt bếp. Nên ăn nóng.

13/ Thịt lợn hấp đông trùng hạ thảo

Món ăn này có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các loại bệnh tật.

Cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con với thịt heo

– Nguyên liệu: Thịt lợn nạc 200g, đông trùng hạ thảo 1 -2 con, gia vị vừa đủ.

– Cách làm: Cho thịt lợn vào một nồi sứ nhỏ, thêm nước và gia vị vừa đủ, đậy nắp lại. Hấp cách thuỷ trong 2 giờ thì đông trùng hạ thảo vào, hấp thêm 15 – 20 phút thì bắc ra ăn nóng.

Trên đây là cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con thành các món ăn cực bổ cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo công thức nấu ăn cho riêng mình. Lưu ý chỉ nên đun nấu đông trùng hạ thảo trong 15 phút để không làm mất dưỡng chất của nấm.


Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!

 

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Website: https://phucnguyenduong.com.vn

Điện thoại:  0966 588 858

 

Sản phẩm có thể bạn quan tâm:

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Đang xem: 13 cách chế biến đông trùng hạ thảo nguyên con Tây Tạng

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng