Cây sung không chỉ có giá trị làm cây cảnh mà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh. Chúng ta cũng biết quả sung có chứa rất nhiều vitamin bổ sung sức khỏe như: Phốt pho, vitamin A, Can xi, Vitamin C, D, K…Và ngoài ra theo Đông y thì quả sung có vị ngọt, có tính bình.
Có tác dụng tiêu thũng, tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột. Cũng có thể sử dụng để chữa bị đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, viêm ruột… Không chỉ như thế quả sung còn có tác dụng làm đẹp, tốt cho bà bầu. Chính vì cây sung có rất nhiều tác dụng chữa bệnh nên hôm nay Phúc Nguyên Đường xin được tổng hợp tất tần tật các công dụng của cây sung để bạn đọc tham khảo.
Thông tin cơ bản về cây sung – cây sung là gì ?
Sung là một loài cây khá phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể thấy người ta trồng cây sung để làm cây cảnh bonsai. Hoặc là trồng làm cây cổ thụ che bóng mát.
Cây sung là một cây rụng lá rộng lớn với thân cây mập mạp, có tên khoa học là: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata. Tất cả các bộ phận tiết ra nhựa cây chuyển sang màu nâu. Người ta thường sử dụng các bộ phận khác nhau cho mục đích y học và thân cây để làm xuồng.
Đặc điểm của cây sung
Nguồn gốc: Sung là một cây có kích thước trung bình có nguồn gốc từ Tiểu lục địa Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Papua New Guinea đến Bắc Úc Lãnh thổ phía Bắc, Bắc Tây Úc và Queensland. Nó cũng được giới thiệu đến các khu vực nhiệt đới khác ở Nam Mỹ. Udumbara, Nayodumbara và Phalgu là ba giống của cụm sung. Cây mang một subglobose và quả pyriform đường kính khoảng 2,5-5 cm. Vỏ cây có độ dày khoảng 8-10 mm.
Màu sắc: Màu đỏ thẫm màu đỏ thẫm (Trái cây)
Hình dạng: Subglobose, pyriform; Đường kính: 2,5-5 cm (Quả)
Giá trị dinh dưỡng
Kích cỡ khẩu phần 100 gram bao gồm 81,9 gram nước, 1,3 gram protein, 0,6 gram chất béo, 0,6 gram tro, 0,21 gram nitơ và không có carbohydrate. Nó bao gồm 30,77% Vitamin B2, 16,25% Sắt, 11,11% Đồng, 10,81% Kali, 8,35 Magiê, 7,20% Canxi và 6,71% Phốt pho.
Phân biệt cây sung, cây vả và cây ngái
Cây sung, cây vả và cây ngái ba loại cây “hao hao” như nhau khiến người ta dễ nhầm.
Cây sung:
- Tên gọi khác: Ưu đàm thụ, Tụ quả dong
- Thân: Thân gỗ cao tới 25-30 m, vỏ thân màu nâu, ánh xám, nhẵn
- Lá: Lá hình trứng, mũi mác, màu lục sẫm ở gần trục.
- Quả: Quả mọc thành chùm, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê, đường kính 2-2,5cm, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng
Cây vả:
- Tên gọi khác: Sung mỹ, sung tai voi, sung lá rộng
- Thân: Cây gỗ có thân và cành to
- Lá: Lá to hơn lá sung, hình tim, gần như tròn, có kích thước lớn, phiến lá to
- Quả: Quả mọc thành chùm, giống như sung nhưng lớn hơn, to bẹp rộng đến 4cm. Khi non có màu xanh lục, khi chín có màu đỏ thắm
Cây Ngái:
- Tên gọi khác: Sung ngái
- Thân: Có kích thước trung bình, cao 3-5m
- Lá: Lá mọc đối, hình trái xoan ngược hay bầu dục, có mũi ở chóp, có lông nhám ở hai bên mặt
- Quả: Quả có cuống, mọc trên một nhánh ngắn đặc biệt ít khi có lá. Quả này có lông nhám đường kính 1-2cm, lúc chín màu vàng. Quả ăn sống gây ngộ độc.
Công dụng của cây sung trong y học
Sung được nạp với các tính chất dược liệu khác nhau có lợi cho sức khỏe. Nó bao gồm các chất phytochemical giúp ngăn ngừa và hỗ trợ các bệnh. Nó được sử dụng để điều trị đau cơ, nổi mụn, mụn nhọt, vết cắt, bệnh trĩ, vv Nó là thuốc chống tiểu đường, chống oxy hóa, chống hen suyễn, chống loét, chống tiêu chảy và chống viêm. Nước ép chiết xuất từ trái cây được sử dụng để điều trị nấc cụt.
Quả sung dùng để sản xuất Vitamin B2 là cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu tươi. Cũng như các kháng thể trong cơ thể giúp tăng oxy.Lưu thông đến các cơ quan khác nhau của cơ thể.
1. Ngăn ngừa hỗ trợ bệnh thiếu máu
Quả sung có chưa hàm lượng Sắt khá cao giúp chữa bệnh thiếu máu mà phụ nữ gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. Các tế bào hồng cầu bị mất nên được thay thế bằng các tế bào hồng cầu mới mà người ta nên tiêu thụ đủ lượng sắt cần thiết cho phụ nữ ở những điểm đó. Thiếu máu gây ra do sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể con người. Khoảng hàng triệu người trên thế giới đang bị thiếu máu. Nó đã trở thành một vấn đề phổ biến.
2. Trị phong tê thấp, sốt rét
Dùng cây vú bò và bỏ cây sung mỗi thứ 20g. Vỏ cây sung trước tiên phải cạo sạch lớp bần bên ngoài sau đó thái mỏng và đưa ra phơi khô. Cây vú bò thì cắt thành từng đoạn, sau đó phơi khô, chích với mật ong. Hai loại lá này đem sắc với nhau, mỗi ngày đều đặn 1 tháng. Lưu ý: uống trước bữa ăn sau 1-1,5 giờ. Thang thuốc này uống liên tục 2-3 tuần lễ.
3. Dùng lá sung trị bỏng
Hái là vú sung đem phơi khô. Sau đó sao vàng, tán thành bột mịn. Dùng bột này trộn đều với mỡ lợn. Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị bỏng. Một ngày bôi nhiều lần.
4. Điều trị cơ thể yếu mệt do chứng khí huyết kém
Nguyên liệu:
- Lá sung bánh tẻ 200g
- Hoài sơn (sao vàng) 100g
- Liên nhục 100g
- Đảng sâm 100g.
- Thục địa (chích gừng) 100 g
- Hà thủ ô đỏ (chế) 100g.
- Ngải cứu tươi 100g
- Táo nhân (sao đen) 100g
Cách sắc : Các hỗn hợp được tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm.
Liều dùng: Người lớn uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12 viên, trẻ em 5 – 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.
5. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi
Nguyên liệu:
- Quả sung xanh 20 trái
- Chè xanh 10g.
Cách sắc: Cho cả hai loại vào nồi, sau đó cho thêm nước đun khoảng 15 phút. Nước này có thể dùng uống để thay trà hàng ngày.
Tác dụng: Kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, thanh tràng, nhuận phế. Bài thuốc này cũng có thể áp dụng cho những người bị bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu.
6. Hỗ trợ chữa bệnh khản tiếng
Nguyên liệu : Quả sung 20g
Cách sắc: sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong
Liều dùng: Chia ra uống nhiều lần trong ngày.
7. Chữa viêm họng, đau họng
Nguyên liệu: Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn
Cách sắc: Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần.
Liều dùng: Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.
8. Chứng đại tiện và táo bón
Nguyên liệu:
- Trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả
- Lòng lợn 1 đoạn
Cách sắc: Nấu canh ăn trong bữa cơm.
Liều lượng: Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
9. Chữa hành trá tràng, loét dạ dày
Nguyên liệu:
Trái sung sấy khô, tán bột.
Liều dùng: ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.
10. Trĩ bệnh lở loét
Nguyên liệu: Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá).
Cách sắc: Dùng 10 -20 trái sung nấu với 2 lít nước.
Liều dùng: Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).
11. Điều trị bệnh thủy đậu
Nguyên liệu: Sung tươi 100 – 150g
Cách sắc: Dùng lá sung tươi 100 – 150g, sắc lấy nước
Liều dùng: Bạn có thể dùng khăn mềm hoặc bông tẩm nước thuốc. Bôi lên chỗ bị thủy đậu ngày 3-5 lần.
Hoặc là bạn cũng có thể vạc một mảng vỏ sung cỡ bằng 2 bàn tay. Cạo thật sạch lớp vỏ cứng bên ngoài. Đập dập cho vào nồi nước nấu. Chờ cho khi nước đỡ nóng thì bạn sử dụng nước đó để tắm.
Bạn chỉ cần sử dụng 3-5 ngày là thấy được có kết quả rõ rệt. Làn da của bạn sẽ nhẵn nhụi không hề để lại tý sẹo nào.
Đối với làn da bị mụn nhọt hoặc là sưng vú. Thì bạn có thể rửa sạch mụn và lau khô nước.
Hoặc bạn cũng có thể băm thân của cây sung, hướng lấy một chén nhự. Dùng nhựa đó bôi trực tiếp lên chỗ đau. Sưng đỏ đến đâu thì bạn bôi đến đó . Bôi liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.
12. Đối với da mặt bị mụn nhọt
Bạn có thể sử dụng hỗn hợp nhựa sung với lá non. Giã nát và đắp lên chỗ đau. Nếu như mụn của bạn chưa có mủ thì có thể đắp kín. Mụn đã vỡ mủ thì bạn nên đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô.
Khi mụn nhọt đã có mủ, bạn muốn lấy ngòi ra thì nên giã thêm ít củ hành với nhạu và lá rung rồi đắp lên như trên. Nên để hở miệng.
Sưng vú: Nếu bị sưng vú thì bạn đắp hỗn hợp trên hở đầu vú.
13. Chữa bệnh zona
Nguyên liệu : Lá sung
Cách sắc: Lá sung bạn rửa thật sạch. Sau đó hong khô, cắt nhỏ, thêm một ít nước giấm ăn.
Cách dùng: Bạn giã nhuyễn , đắp vào chỗ bị bệnh. Chú ý khi thuốc khô bạn lại tiếp tục đắp.
14. Chữa mụn cóc, mụn cơ
Nguyên liệu: Dùng lá hoặc cành sung,
Cách dùng: Bạn sử dụng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần.
Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.
15. Lợi sữa cho bà bầu
Việc sản phụ sau khi sinh thường bị thiếu sữa, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì quả sung có khả năng điều tiết sữa rất tốt. Các khoáng chất ở bên trong quả sung có tác dụng kích thích các tuyến sữa hoạt động. Điều này rất có lợi cho sự chào đời của bé yêu. Bạn hãy áp dụng bài thuốc sau nhé
Nguyên liệu:
- Sung tươi 120g
- Móng lợn 500g
Cách làm: Hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, tạo ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược. Khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
16. Chữa nhức đầu
Bạn dùng nhựa sung phết lên giấy một bản sau đó dùng giấy này dán vào hai thái dương. Bạn nên kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.
17. Trên mặt nổi cục sưng đỏ
Bạn dùng lá sung tật (có u). Sau đó nấu nước nóng dùng xông hằng ngày.
Chữa hen: Bạn có thể sử dụng hỗn hợp gồm nhựa sung và mật ong với nhau. Uống hỗn hợp này trước lúc đi ngủ.
Với bài viết trên mà Phúc Nguyên Đường sưu tầm, hi vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng qua hơn về công dụng của cây sung trong đời sống thực tiễn. Để áp dụng đúng với bệnh mà mình đang gặp phải. Chúc các bạn thành công.
Phúc Nguyên Đường là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm đông trùng hạ thảo, sâm Hàn Quốc, nấm linh chi nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng với 7 năm kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Phúc Nguyên Đường để được tư vấn miễn phí và lựa chọn sản phẩm hoặc đặt hàng qua trang web điện tử, chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi cho bạn. Chúng tôi có những sản phẩm được điều chế từ các dược liệu thuốc thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy lưu ý "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" nhé!!!
PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 36 - 38 Thợ Nhuộm, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Website: https://phucnguyenduong.com.vn
Điện thoại: 0966 588 858
Bài viết cùng chủ đề:
- 2 bài thuốc hiệu quả của cây thuốc Nam trị sỏi thận
- 2 vị trí trên cơ thể bị ngứa, 80% là do bệnh gan và có 3 loại thực phẩm gây hại cho gan bạn nên tránh
- 3 cách dùng Hương Nhu trị cảm nắng được bác sĩ khuyên dùng
- 3 cách nấu cháo cho bé suy dinh dưỡng “ngon đúng điệu”
- 4 hệ quả nguy hiểm nếu lạm dụng thuốc Tây và cách phòng tránh